Hãng này cho biết sẽ đăng kí lại thương hiệu Nokia tại thủ đô Helsinki, Phần Lan cùng với những người điều hành cũ của Nokia trước đó để tiếp tục tung ra thị trường những mẫu smartphone và máy tính bảng mới.
Và theo thỏa thuận mới giữa Nokia Technologies và HMD Global Oy - một công ty vừa thành lập tại Phần Lan thì, hợp đồng nhượng quyền độc quyền sẽ cho phép HMD Global phát triển và sản xuất toàn bộ danh mục sản phẩm mang thương hiệu Nokia, từ điện thoại cơ bản đến điện thoại thông minh, máy tính bảng trong thập niên tới.
Được biết HMD sẽ đầu tư trên 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ hoạt động marketing cho điện thoại và máy tính bảng Nokia trên toàn cầu. Đây là nguồn vốn được gây quỹ bởi các nhà đầu tư và lợi nhuận thu được từ mảng kinh doanh điện thoại cơ bản.
Mẫu máy tính bảng Nokia N1 chạy Android được hãng tung ra hồi đầu năm 2015Như vậy, tất cả điện thoại và máy tính bảng của Nokia sẽ được phát triển và kinh doanh bởi HMD Global Oy. Công ty này được thành lập và điều hành bởi một nhóm các nhà lãnh đạo có tiếng trong ngành công nghiệp di động.
Giám đốc điều hành là Arto Nummela - người trước đây từng nắm giữ các vai trò quan trọng tại Nokia và hiện là lãnh đạo mảng kinh doanh thiết bị di động của Microsoft tại thị trường châu Á, Trung Đông và châu Phi; và chủ tịch Florian Seiche - hiện là phó chủ tịch mảng marketing và kinh doanh của Microsoft Mobile tại châu Âu.
HMD Global đóng vai trò là một trung tâm độc lập, tập trung phát triển các sản phẩm của Nokia trong tương lai. HDM đã ký thỏa thuận nhượng quyền chiến lược với Nokia Technologies.
Bộ phận nhượng quyền và phát triển công nghệ tiên tiến thuộc tập đoàn Nokia đồng ý cho phép HDM sử dụng độc quyền thương hiệu Nokia trên điện thoại và máy tính bảng trong thập niên tới.
Trở lại Việt Nam, Nokia cạnh tranh với ai?
Thị trường di động tại Việt Nam nửa đầu năm 2016 đang do Samsung chiếm lĩnh với 34,7% thị phần, thứ hai là Oppo với 21.8% (số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Gfk). Con số cho thấy bộ đôi thương hiệu Samsung và Oppo sở hữu hơn nửa miếng bánh thị phần.
Tiếp theo vị trí thứ 3 chính là Apple. Tuy số liệu thống kê không nhiều tại Việt Nam (9,8%) nhưng cần lưu ý một điểm: Gkf họ chỉ mới tính sản phẩm Apple chính hãng, không thống kê thị trường xách tay (vốn rất sôi động các sản phẩm của Apple).
Trái ngược với top 3, các vị trí còn lại đều giảm thị phần, chỉ chiếm vài phần trăm. Mobiistar 5,8%, Sony còn 4,6%, HTC 2,7%, Asus còn 2,6%, riêng LG thì Gfk không thống kê vì... thiếu số liệu.
Các hãng còn lại và các thương hiệu mới vào thị trường Việt Nam Lenovo, Obi, Wiko, Vivo, Huawei,... thì được IDC và Gfk ước tính chiếm khoảng 10%.
Đó là bức tranh toàn cảnh về thị phần tại Việt Nam tính đến nửa đầu năm 2016, và đây là số liệu tương đối chính xác. Vậy thì Nokia nếu quay lại sẽ có thị phần ở đâu?
Tất cả những gì Nokia có thể chiếm lĩnh chính là 'di sản từ Microsoft, đáng tiếc theo số liệu của Gfk thì thị phần Microsoft đã giảm từ 20% xuống chỉ còn 4,7%. Tuy con số khá khiêm tốn nhưng cũng đủ giúp Nokia nằm trong nhóm thứ hai, có khả năng tiếp cận và cạnh tranh với bộ ba Samsung, Apple, OPPO.
Nhưng trước mắt, Nokia và HDM cần quan tâm đến các đối thủ trong nhóm của mình, và cả các thương hiệu mới. Thị trường Việt Nam tính đến hiện tại đã có khoảng 20 thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, chứ không phải như thời hoàng kim của Nokia chỉ có vài đối thủ.
Với mục tiêu tạo bước đà và gia tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu Nokia trên toàn cầu, HMD sẽ dồn lực phát triển các sản phẩm chất lượng đi đôi với thiết kế cao cấp.
HMD Global đang làm việc với các đối tác và nhà cung cấp để làm mới hình ảnh thương hiệu Nokia tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời hi vọng sự trở lại của điện thoại mang thương hiệu Nokia sẽ đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng Việt.
HMD Global dự kiến ra mắt 2 sản phẩm điện thọai phổ thông mới trong quý 4/2016 và ít nhất 2 sản phẩm smartphone mang thương hiệu Nokia vào đầu quý 2/2017.
Lần trở lại này cũng cho thấy hãng vấn rất kì vọng vào sức hút của thương hiệu Nokia với những người dùng Nokia Lumia trước đây, khi mà Microsoft đã thất bại hoàn toàn sau khi mua lại Lumia.
Từ trước những năm 2000, Nokia luôn là một đế chế điện thoại với thị phần lớn số một thế giới, hầu như không có hãng nào vào thời điểm đó đủ sức cạnh tranh với Nokia.
Cho tới năm 2007, khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên và Google cho trình làng hệ điều hành di động Android, Nokia mới bị hạ bệ. Bạn mong chờ gì vào lần trở lại này của Nokia? Comment chia sẻ ý kiến bên dưới nhé.