Trong năm nay, chúng ta đã thấy thiết kế dạng trượt quay trở lại với smartphone, đơn cử là chiếc OPPO Find X (có phần camera trượt). Cũng chính vì điều đó mà người dùng lại bắt đầu trăn trở, đi tìm cách để vệ sinh, bảo vệ chiếc smartphone yêu quý của mình.
Và nếu bạn cũng như thế, hãy xem qua những lưu ý và mẹo vặt ngay sau đây do trang Mashable chia sẻ. Tất nhiên là vẫn có thể áp dụng cho mọi loại điện thoại chứ không riêng gì những máy có chơ chế trượt.
1. Cát
Mùa hè chúng ta thường hay đi biển và mang theo smartphone để chụp ảnh. Tuy nhiên nếu không may làm rơi xuống bãi biển thì cát là 'đối tượng' đầu tiên xâm nhập vào các khe hở trên smartphone (như ở góc màn hình, loa thoại, loa ngoài, jack cắm tai nghe, cổng sạc,...).
Và nếu không biết cách xử lý thì rất dễ khiến cát làm xước mặt điện thoại, mắc kẹt bên trong, khiến các cổng cắm bị tiếp xúc kém, khó sạc hay thậm chí là kẹt thanh trượt, không thể hoạt động.
Để trách xảy ra trường hợp đáng tiếc, bạn có thể dùng một miếng màng bọc thực phẩm (có thể mua ở siêu thị bách hóa) to bảng, sau đó gói chiếc smartphone của mình lại.
Lưu ý là nhớ làm phẳng phần màn hình để dễ dàng sử dụng cảm ứng và chuyển chế độ bảo mật từ quét khuôn mặt (dùng camera) sang mã PIN hay mật khẩu đối với các dạng smartphone dạng trượt kiểu mới.
Cách xử lý khi smartphone đã dính cát: Tắt điện thoại, sau đó đưa phần vòi xịt của dùng bình xịt khí nén vào các ngõ ngách mà cát dính vào để vệ sinh. Loại bình này bạn có thể tìm mua ở các tiện ích hay tiệm bách hóa.
2. Nước
Đi chơi biển, ngoài cát thì còn có nước và đặc biệt là nước biển lại càng có khả năng làm hỏng thiết bị nhanh hơn vì chứa muối. Chính vì vậy, hãy trang bị cho chiếc smartphone một cái túi chống nước nếu bạn buộc phải mang theo 'em nó' ra tắm cùng.
Tuy nhiên, hãy nhớ luôn để tâm đến chiếc smartphone vì sóng biển (thậm chí là sóng trong hồ bơi) có thể làm đứt đây đeo cổ của túi chống nước.
3. Xơ Vải
Đối với smartphone có phần trượt, xơ vải trong túi quần, giỏ xách chính là 'kẻ thù' vì nó có thể khiến cơ chế này bị ảnh hưởng, không làm việc tốt. Thế nên, bạn nên hạn chế bỏ smartphone vào túi quần (một mặt cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản) hay túi xách quá bẩn.
Hãy dành cho một ngăn chứa smartphone riêng biệt để hạn chế tốt nhất việc cọ xát với các vật khác hay dính xơ vải.
Cách xử lý khi smartphone dính xơ vải: Giống như cát, bạn có thể dùng bình xịt khí nén nhưng nhớ xịt theo chiều đi ra của thanh trượt, đề phòng xơ vải tiếp tục bị thổi sâu vào trong.
Nếu cách đó không hiệu quả, bạn có thể mua loại băng keo giấy (thường dùng trong lúc dán màn hình) rồi dùng tay chặm nhẹ vào để lấy hết xơ vải ra.
Hoặc không, nếu xơ vải bám sâu trong ngách nhỏ, bạn có thể mua loại băng dính 2 mặt rồi quấn quanh 1 que tăm hay kẹp giấy, sau đó cho chúng len lỏi vào bên trong để làm sạch. Nhớ nhẹ tay và không được đưa quá sâu vào bên trong để tránh hỏng linh kiện.
4. Bụi bẩn, dầu mỡ
Sau một thời gian dài sử dụng, chiếc smartphone của chúng ta sẽ bị bám bẩn. Và có thể bạn chưa biết, điện thoại của chúng ta được các chuyên gia nhận định là còn bẩn hơn cả bồn cầu.
Thế nên, đừng quên dành thời gian để lau chùi thường xuyên chiếc dế yêu của bạn để chúng được sạch sẽ, ít bụi bẩn hơn cũng an toàn hơn cho sức khỏe của bạn.
Cách xử lý khi smartphone dính bụi, dầu mỡ: Dùng vải mịn, không xơ để lau chùi. Để hiệu quả hơn, bạn có thể nhỏ thêm 1-2 giọt cồn 90 độ mua ở hiệu thuốc để tăng cường khả năng làm sạch.
Mẹo này có thể 'trị' được cả những vết bẩn cứng đầu, gây cảm giác rít tay như nước trái cây, trà sữa,... bám trên điện thoại.
5. Tóc, lông thú cưng
Bạn hay người thân thường rụng tóc hoặc có nuôi pet mà chúng hay rụng lông và bám vào smartphone? Không sao cả, các cách như dùng băng dính, bình xịt khí nén đều có thể áp dụng trong trường hợp này.
Một loại bình xịt khí nén trên thị trường
Vừa rồi là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến chiếc smartphone dạng trượt của bạn cũng như các mẹo vặt để bạn xử trí. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng xem.
Ngoài ra, nếu bạn còn gặp vấn để hay có thêm mẹo hay nào, hãy chia sẻ ở đây cùng mọi người nhé!
Tech Funny