Truyền thống và phong tục thực sự rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta bởi phong tục chính là toàn bộ những hoạt động sống muôn màu muôn vẻ của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy vậy, không phải không phải phong tục nào cũng có thể phù hợp để tiếp tục được duy trì trong thế giới hiện đại mặc dù rất nhiều phong tục được coi là rùng rợn nhất trên thế giới mà chúng ta sẽ thấy sau đây vẫn đang tồn tại.
Lễ hội 'xiên người' ThaipusamThaipusam là một lễ hội Hindu mang tính tượng trưng rất cao, được cộng đồng người Tamil ở Singapore tổ chức hàng năm. Đây là một lễ diễu hành để cầu nguyện, thực thi lời nguyện và tạ ơn. Lễ hội này được tổ chức để tôn vinh Thần Subrahmanya (hay Thần Murugan), vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh trong đạo Hindu, và cũng là vị thần chống cái ác. Những người mộ đạo tham gia vào lễ hội thường dùng xiên đâm qua lưỡi của mình và dùng các loại vòng móc khác nhau để xâu lên cơ thể và mang theo các vòng hoa gỗ trên vai. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm trong tháng thứ 10 theo lịch Tamil.
Lễ hội đánh dấu trưởng thành bằng kiến đạnĐây là lễ hội của bộ tộc Satere Mawe sống ở khu vực Amazon, Brazil. Khi một bé trai bước sang tuổi 13 sẽ phải thực hiện nghi lễ đánh dấu việc trưởng thành vô cùng rùng rợn này. Để thực hiện nghi lễ này, các thành viên trong bộ tộc sẽ vào rừng tìm kiếm kiến đạn - một trong những loài côn trùng đốt đau nhất thế giới (mức độ đau đớn cao hơn 30 lần so với bị ong đốt). Khoảng 30 con kiến đạn sẽ được cho vào chiếc găng tay bằng lá cây và các bé trai sẽ đeo đôi 'găng tay' chứa những con kiến đạn to khỏe nhất trong khoảng thời gian 10 phút. Sau khi hoàn thành nghi lễ, bàn tay của các bé trai bộ tộc Satere Mawe thường bị tê dại, đau đớn, và các bé sẽ bị ốm trong một thời gian khá lâu.
Nghi lễ YanomamiĐây là nghi lễ của bộ tộc Yanomani sống trong rừng Amazon. Bộ tộc này chỉ có khoảng 35.000 người và sống trong khoảng 200 tới 250 khu làng khác nhau. Một trong những truyền thống của họ là hủ tục ăn tro người chết và thậm chí là bảo quản tro người chết để ăn dần trong nhiều năm. Khi có người chết, họ gói thi thể vào những chiếc lá rồi mang vào rừng cho kiến và côn trùng ăn hết phần thịt và nội tạng. Sau đó họ quay trở lại chỗ xác chết, thu nhặt xương, đốt và lấy tro mang về. Phần tro này sẽ được sử dụng để làm món súp nấu với chuối. Sở dĩ người Yanomami làm như vậy vì họ tin rằng việc ăn xương người chết sẽ mang lại sức mạnh cho người sống và giữ cho những kỷ niệm về người chết luôn được duy trì.
Nghi lễ giũa (mài) răngLễ mài răng là một trong những nghi lễ lớn của người theo đạo Hindu nhằm giúp loại bỏ sự tức giận, ghen tị, và các tính xấu khác trong con người. những nghi thức tôn giáo lớn nhất của người theo đạo Hindu tại Bali. Truyền thống này là một phần của nghi lễ trưởng thành do đó sẽ được thực hiện cho các bé trai khi tới tuổi dậy thì và cho các bé gái khi bắt đầu có kinh nguyệt. Đây cũng là một phần trong tục lệ cưới hỏi. Sau khi mài răng, cha của cô dâu sẽ không còn có trách nhiệm gì với con gái mình. Thậm chí, lễ mài răng còn được thực hiện cho người chết trước khi thi hài được hỏa táng.
Nghi lễ thả rơi trẻ em tại Ấn ĐộNghi lễ nguy hiểm và kỳ dị này được thực hiện vào tuần đầu tiên của tháng 12 tại bang Karmataka. Dưới sự chứng kiến của rất đông người những đứa trẻ sơ sinh sẽ được thả rơi từ ban công nhà với hi vọng sẽ mang lại cho các bé may mắn, sức khỏe và giàu có. Các ban công để thực hiện nghi lễ cao tới 15m so với mặt đất và những em bé sơ sinh này sẽ được thả rơi vào một mảnh vải do hai người căng sẵn dưới đất. Đây là một phong tục đã tồn tại hơn 500 năm tại bang Karmataka nhưng hiện thời đã có rất nhiều tổ chức hoạt động vì trẻ em đang gây sức ép lên chính phủ Ấn Độ để dẹp bỏ phong tục này.
Theo: www.b94k8.cn