Facebook cho phép livestream hành vi tự sát để chúng ta biết và can thiệp kịp thời
Facebook sẽ cho phép người dùng phát trực tiếp (livestream) những hành vi tự đe dọa bản thân bởi 'mạng xã hội này không muốn kiểm duyệt hay trừng phạt những ai có ý định tự sát'. Tuy nhiên, đoạn video này sẽ bị loại bỏ 'một khi không còn cơ hội để giúp đỡ người trong video' và chỉ giữ lại nếu đoạn video mang yếu tố thời sự. Những thay đổi về mặt chính sách gần đây của Facebook cũng cho thấy nỗ lực của mạng xã hội này nhằm can thiệp và giúp đỡ những ai đang có ý định từ bỏ cuộc sống.
Dưới đây là những tài liệu hướng dẫn nội bộ lần đầu tiên được tiết lộ. Theo đó chính sách về nội dung phát trực tiếp của Facebook được xây dựng dưới sự cố vấn của các chuyên gia. Mặc dù chắc chắn sẽ gặp không ít những ý kiến trái chiều nhưng nó cho thấy những động thái tích cực của Facebook nhằm đối phó với một số nội dung đáng lo ngại được người dùng đăng tải trong thời gian qua.
Một ví dụ điển hình liên quan đến bộ phim tâm lý đang rất hot 13 Reasons Why hiện đang được phát trên Netflix. Bộ phim này nói về 13 lý do khiến một cô học sinh cấp 3 phải tự sát để giải thoát bản thân trước những vấn đề thường gặp tại học đường như bắt nạt, hãm hiếp, lạm dụng tình dục.
Điều đáng chú ý là nhiều phản hồi về các nội dung được người dùng đăng tải liên quan đến bộ phim này đã được đội ngũ quản trị viên của Facebook tiếp nhận và chuyển tiếp xử lý đến bộ phận quản lý cấp cao vì mối lo ngại sẽ có người bắt chước các hành vi tiêu cực trong phim.
Những con số thống kê cho thấy tỉ lệ người dùng có ý định tự gây tổn thương bản thân và công bố trên mạng xã hội này ngày một tăng. Theo một văn bản được tiết lộ trong mùa hè năm ngoái, các quản trị viên đã ghi nhận khoảng 4531 trường hợp người dùng tự làm hại mình chỉ trong vòng 2 tuần. Trong đó, 63 trường hợp phải cần đến sự can thiệp của lực lượng hành pháp như cảnh sát hay các cơ quan chức năng do chính bộ phận phản ứng nhanh của Facebook chủ động liên hệ.
Trong năm nay, con số này lại tiếp tục tăng, có một đợt 2 tuần Facebook nhận được đến 5016 trường hợp và một đợt khác là 5431 trường hợp. Các tài liệu rò rỉ được The Guardian đăng tải cũng cho thấy nỗ lực liên hệ với các cơ quan chức năng của Facebook nhằm tiến hành 'kiểm tra phúc lợi' khi một người dùng đang có hành vi hoặc có ý định tự sát.
https://www.facebook.com/video.php?v=1782278235430289
Anh ấy đang muốn treo cổ trên cành ớt
))
Theo chính sách của Facebook: 'Hiện tại chúng tôi đã được xem nhiều loại nội dung video hơn, bao gồm cả video tự sát được chia sẻ trên Facebook. Chúng tôi không muốn kiểm duyệt hay trừng phạt những ai đang có ý định tự sát. Các chuyên gia đã cho chúng tôi biết những gì được xem là tốt nhất cho sự an toàn của những người này (người muốn tự sát) đó là cứ để cho họ livestream chỉ cần họ thu hút được người xem (còn livestream là còn sống, còn có khả năng can thiệp).'
'Tuy nhiên, trước nguy cơ bị 'lây' (chẳng hạn như một số người thấy người ta tự tử rồi cũng nghĩ đến chuyện tự tử) thì để đảm bảo sự an toàn của người dùng khi họ xem những video như vậy, Facebook buộc phải gỡ bỏ chúng một khi không còn cơ hội để giúp đỡ người trong video. Chúng tôi cũng cần xem xét đến tính thời sự bởi video có thể ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt hoặc những sự kiện công cộng đang được cộng đồng bàn tán.'
Các quản trị viên của Faecbook được yêu cầu 'xóa tất cả các video thể hiện hành vi tự sát trừ khi chúng mang tính thời sự, thậm chí là những video được chia sẻ lại bởi những người khác thay vì nạn nhân trong video nhằm thu hút sự chú ý từ cộng đồng người dùng.'
Các văn bản hướng dẫn cũng đề nghị quản trị viên bỏ qua những hành vi đe dọa tự tử khi 'ý định tự tử chỉ được thể hiện bằng hashtag hay các biểu tượng cảm xúc' hoặc khi các giải pháp được đề nghị không phát huy hiệu quả. Nếu người dùng liên tục đe dọa tự giết mình chỉ để câu view kéo dài trong 5 ngày hoặc hơn thì quản trị viên cũng được đề nghị bỏ qua.
Nếu bạn muốn khóc? Hãy khóc đi khóc đi đừng ngại ngùng ...
Mặc dù vậy, Facebook cũng hiểu rõ rằng: 'Việc loại bỏ những video về hành vi tự đe dọa bản thân có thể cản trở khả năng giúp đỡ từ cộng đồng ngoài đời thực.' Đối với những tình huống như: 'Người dùng đăng tải những nội dung tự hành hạ bản thân như khóc lóc để kêu gọi sự giúp đỡ thì việc loại bỏ dạng nội dung này sẽ khiến nạn nhân không nhận được sự an ủi động viên. Đây là một nguyên tắc mà Facebook đã áp dụng đối với nhiều bài đăng về hành vi tự sát trong vòng 1 năm qua theo sự cố vấn của tổ chức Lifeline & Samaritans và giờ đây chúng tôi muốn mở rộng chính sách này đến với nhiều dạng nội dung hơn được đăng tải trên Facebook.'
Monika Bickert - người đứng đầu bộ phận quản lý chính sách toàn cầu của Facebook bảo vệ quan điểm giữ lại một số video tự tử khi cho rằng: 'Chúng tôi thường xuyên nhìn thấy những khoảnh khắc hay những sự kiện công cộng thuộc về một chủ đề đang được cộng đồng thảo luận mở rộng và họ muốn được duy trì nội dung này trên Facebook.' Cô nói tiếp: 'Chúng tôi đã làm việc với nhiều nhà xuất bản và các chuyên gia nhằm hiểu rõ hơn về những khoảnh khắc như vậy. Một ví dụ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những người chứng kiến đã chia sẻ nhiều video về người đàn ông da màu nhảy từ tòa tháp đôi. Những video như vậy khi được phát trực tiếp trên Facebook có thể trở thành một khoảnh khắc mà chúng tôi sẽ không thể gỡ bỏ dù là đang phát hay sau khi phát xong. Gần đây hơn chúng tôi đã quyết định giữ lại đoạn video cho thấy một người đàn ông Ai Cập đã tự thiêu nhằm phản đối chính phủ vì tình trạng giá cả leo thang.
Cô nhấn mạnh rằng: 'Đối với từng trường hợp khi một ai đó đăng tải những hình ảnh tự làm tổn thương bản thân hay tự tử, chúng tôi muốn đảm bảo rằng bạn bè và các thành viên gia đình của họ có thể hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời.'
Theo: The Guardian