Nhờ lỗi chính tả, Bangladesh không mất gần 1 tỉ USD

Sự cố viết sai chữ “foundation” thành “fandation” trong nội dung giao dịch chuyển tiền đã khiến các tin tặc bị vuột khỏi tay gần 1 tỉ USD.


Nhờ lỗi chính tả, Bangladesh không mất gần 1 tỉ USD

Các tin tặc đã xâm nhập hệ thống Ngân hàng Bangladesh đánh cắp thông tin xác thực trong giao dịch thanh toán, lấy đi khoảng 80 triệu USD thì bị phát hiện qua một lỗi chính tả - Ảnh: Guardian

Theo Guardian, sự việc xảy ra tháng trước liên quan tới vụ tin tặc tấn công tài khoản của ngân hàng trung ương Bangladesh. Nhờ lỗi chính tả hy hữu, các ngân hàng đã ngăn chặn khi nhóm tin tặc (vẫn chưa xác định được) chiếm đoạt thành công 80 triệu USD.

Đây là vụ trộm ngân hàng lớn nhất trước nay trong lịch sử Bangladesh.

Theo hai quan chức ngân hàng cao cấp của Bangladesh, các tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng trung ương nước này, đánh cắp thông tin xác thực tài khoản trong các giao dịch chuyển tiền của họ.

Sau đó chúng gửi tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) gần ba chục lệnh yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại FED tới các tổ chức khác tại Philippines và Sri Lanka.

Bốn lệnh chuyển tiền với tổng số 81 triệu USD tới Philippines đã hoàn tất. Tuy nhiên lệnh chuyển tiền thứ 5 với 20 triệu USD cho một tổ chức phi chính phủ tại Sri Lanka bị đình lại vì các tin tặc đã viết sai tên của tổ chức Shalika Foundation.

Chúng đã viết “foundation” thành “fandation”. Điều này khiến một ngân hàng trong mạng lưới giao dịch là Deutsche Bank phải liên lạc và xác thực lại với ngân hàng trung ương Bangladesh, giao dịch bị dừng lại.

Không có tổ chức phi chính phủ nào có tên Shalika Foundation trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký hoạt động tại Sri Lanka.

Cùng với đó, các yêu cầu thanh toán và lệnh chuyển tiền với số lượng lớn bất thường tới các tổ chức cá nhân đã khiến FED nghi ngờ. Cơ quan này đã cảnh báo với chính quyền Bangladesh về sự việc.

Theo đó các chi tiết về vụ tấn công hệ thống Ngân hàng Bangladesh được phát hiện và ngăn chặn trước khi nhóm tin tặc tiếp tục phá hoại.

Ngân hàng Bangladesh có hàng tỉ USD trong tài khoản tại FED dùng để thanh toán trong các giao dịch quốc tế. Theo lời một trong các quan chức, nhờ ngăn chặn kịp thời, khoảng 850-870 triệu USD đã được giữ lại.

Năm ngoái, hãng bảo mật máy tính của Nga Kaspersky Lab cho biết, trong khoản hai năm, một băng nhóm tội phạm mạng xuyên quốc gia đã đánh cắp gần 1 tỉ USD từ khoảng 100 tổ chức tài chính trên toàn thế giới.

D. KIM THOA

Từ khoá : Bangladesh, USD

TIN LIÊN QUAN

Tin tặc tấn công ngân hàng Bangladesh hòng “chôm” 1 tỷ USD

Hãng tin Reuters cho hay Ngân hàng Trung ương Bangladesh vừa bị tin tặc tấn công hòng lấy trộm 1 tỷ USD.

Tin tặc 'cướp tiền hụt' ngân hàng do gõ sai chính tả

Một nhóm tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống Ngân hàng trung ương Bangladesh. Tuy nhiên, kế hoạch của nhóm tội phạm này ‘đổ bể” khi chúng đánh sai lỗi chính tả trong quá trình giao...

1 tỷ USD vừa được cứu do tin tặc gõ sai chính tả

Kế hoạch đánh cắp 1 tỷ USD của các hacker không rõ danh tính đã bị đổ vỡ sau khi chúng mắc lỗi đánh máy trong quá trình giao dịch trực tuyến.

Tin tặc cướp hụt 850 triệu USD vì… đánh sai chính tả

Hãng tin Reuters cho hay Ngân hàng Trung ương Bangladesh vừa bị tin tặc tấn công hòng lấy trộm 80 triệu USD. Tuy nhiên, thiệt hại này có thể đã lớn hơn rất nhiều nếu thủ phạm...

Tin tặc Trung Quốc tấn công Cục dự trữ Liên Bang Mỹ?

Theo tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, quốc gia này đã bị mất 100 triệu đô la Mỹ gửi trong Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) do bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp.

THỦ THUẬT HAY

2 cách thu nhỏ, phóng to màn hình máy tính mà bạn nên nắm để thao tác nhanh nhạy hơn

Thu nhỏ và phóng to màn hình máy tính thực hiện như thế nào? Trong bài viết chính là 2 cách làm cực kỳ đơn giản và dễ làm dành cho bạn.

3 Giải pháp khắc phục lỗi “Samsung màn hình xanh” của Android

Nếu bạn đang sở hữu chiếc Samsung Galaxy S22/S7 hay các dòng điện thoại Samsung khác, hẳn bạn không lạ gì với Blue Screen of Death (Lỗi màn hình xanh). Khi gặp tình trạng này bạn không thể tắt nó đi hoặc đã khởi động

Cách kích hoạt bộ giao diện Material Design trên phiên bản Google Chrome 68

Material Design được thiết kế theo phong cách hoàn toàn khác so với các phiên bản trước đó, giao diện mới này khá hiện đại và sang trọng. Đặc biệt, các công cụ trên Google Chrome được thiết kế thanh thoát, dễ nhìn hơn

Lưu các trang web đã sử dụng ở chế độ ẩn danh với mật khẩu trong Chrome và Firefox

Incognito Mode là chế độ duyệt web ẩn danh, giúp người dùng lướt web mà không để lại bất kỳ thông tin nào như: lịch sử duyệt web, cookie hoặc các dữ liệu khác. Nếu bạn muốn lưu lại các trang đã truy cập trong chế độ ẩn

Cách ghép ảnh "Dậy thì thành công" đang hot trên facebook

Dạo gần đây, Facebook đang xuất hiện rầm rộ trào lưu Puberty Challenge, nói dễ hiểu là khoe ảnh thời 'dậy thì' cách đây 10 năm hay một mối thời...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay và đánh giá camera quan sát 360SmartCamera: Dễ lắp đặt, chất lượng chưa tốt

Chiếc camera này có thể kết nối với app 360Camera thông qua kết nối Wifi, có thể quan sát được cả ngày và đêm, có khả năng nhận dạng chuyển động/ tiếng khóc và tự động ghi hình khi có chuyển động/ tiếng khóc

Trên tay đánh giá nhanh thiết kế Huawei Mate 10 Pro: Trí tuệ và sắc đẹp

Huawei Mate 10 Pro được ra mắt cách đây ít giờ và gây được ấn tượng mạnh nhờ nhiều sự thay đổi lớn trong thiết kế phần cứng so với người tiền nhiệm.