Năm 2020, Nhật Bản sẽ là nước tiếp theo đăng cai thế vận hội Olympic và Paralympic. Để chuẩn bị cho thế vận hội, Nhật Bản đã nghĩ ra một ý tưởng cực kì độc đáo giúp đất nước này vừa tiết kiệm được kha khá kinh phí tổ chức vừa bảo vệ môi trường.
Để tổ chức thế vận hội, Nhật Bản phải sử dụng 2 tấn kim loại để chế tạo 5000 chiếc huy chương vàng, bạc và đồng. Tuy nhiên, ý tưởng độc đáo này của Nhật Bản sẽ làm giảm chi phí cho việc sản xuất huy chương đi rất nhiều. Giám đốc liên đoàn thể thao Nhật Bản - ông Koji Murofushi phát biểu:
'Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, thế nên việc tái chế này không những bảo vệ được môi trường, mà còn là cơ hội tốt giúp mỗi người dân Nhật Bản có thể đóng góp công sức của mình vào việc chế tạo huy chương cũng như việc tổ chức thế vận hội.'
Ý tưởng này xuất phát từ việc các phế liệu điện tử tiêu dùng như điện thoại thông minh và máy tính bảng có chứa một lượng nhỏ các kim loại đất quý hiếm, bao gồm bạch kim, paladi, vàng, bạc, lithium, coban và niken. Ngoài điện thoại, thì các đồ gia dụng cũ khác như tủ lạnh và điều hòa không khí cũng chứa một ít kim loại hiếm, cùng với các kim loại cơ bản, bao gồm sắt, đồng, chì, kẽm. Sau khi thu gom, họ sẽ tiến hành các biện pháp hóa học để tách các kim loại này ra phục vụ cho công tác chế tạo huy chương.
Việc thu gom lại các kim loại quý từ rác điện tử và gia dụng không mới, khi các nước Ấn Độ, Indonesia đã làm. Nhưng ý tưởng biến thứ tưởng như vô dụng (đồ cũ) trở thành niềm mơ ước của các VĐV trên khắp thế giới (huy chương Olympic) là một sáng kiến hay và độc đáo. Kế hoạch này không chỉ giúp Nhật Bản tiết kiệm được chi phí, mà còn giúp họ các thế vận hội Olympic phát triển bền vững. Sáng kiến mới lạ này sẽ mở ra một tiền lệ tốt cho các nước đăng cai Olympic sau này.
Để thực hiện điều này, Nhật Bản sẽ đặt những thùng thu gom ở các nơi công cộng, các văn phòng làm việc của các công ty vào tháng 4 năm nay. Việc làm này sẽ được người Nhật duy trì cho đến khi họ thu đủ 2 tấn kim loại để sản xuất huy chương. Người ta thường bảo, Nhật là một dân tộc luôn có ý thích bảo vệ môi trường và tiết kiệm cực cao, quả không sai. Một lần nữa, đất nước Mặt Trời Mọc phải làm chúng ta kính nể.
Xem thêm:
Theo Techcrunch, BBC
@Curri