Tiêu đề trên có lẽ là cách hoàn hảo để thu hút sự chú ý về các vấn đề tự do Internet. Trong khi dường như tờ báo đã quên mất một sự kiện Internet quan trọng, Hội thảo Toàn cầu về Viễn thông Quốc tế (WCIT-12) diễn ra vào tháng 12 tại Dubai mà những bài viết mà họ chọn lại bàn về các mối đe dọa thực sự tới tự do Internet mà ta dễ dàng nhận thấy.
Một vấn đề đặt ra trong cuộc phỏng vấn là “Các mối đe dọa đến từ những chính phủ đang cố gắng kiểm soát công dân của mình cho tới sự trỗi dậy của xu hướng sân nhà (walled garden- ám chỉ sự độc quyền nền tảng phát triển) mà điển hình là Facebook và Apple '. Điều này vô tình lại trùng hợp với chủ đề ngày thứ 3 của hội nghị, “Những sân nhà mới'. Trong cuộc phỏng vấn này, Guardian dẫn lời ông Brin, “Mối đe dọa tới tự do Internet đến từ các chính phủ đang cố gắng muốn kiểm soát công dân truy cập và kết nối mạng, ngành công nghiệp giải trí nỗ lực dập tắt nạn ăn cắp bản quyền và sự nổi lên của những sân nhà như Facebook và Apple, kiểm soát chặt chẽ phần mềm được phát hành trên nền tảng của riêng họ'.
Một cách cường điệu, ông Brin cho rằng mình sẽ không thể tạo ra Google nếu như Facebook đã xuất hiện trước đó. Ngay cả đến bây giờ, Facebook với hàng trăm triệu người dùng vẫn chỉ là một phần rất, rất nhỏ của Internet. Sẽ tốt hơn cho đại đa số người dùng Internet nếu Google có thể thu thập thông tin (crawl) và đánh mục (index) với những mảng không riêng tư của Facebook. Như vậy, các kết quả tìm kiếm của Google sẽ chính xác và bao quát hơn.
Chỉ trích sau đó hướng về chiến lược phát triển của Apple được cho là đang bóp chết sự sáng tạo và gây ra những chia rẽ trên Internet. Ông Brin không phải là người đầu tiên phàn nàn về cái cách Apple kiểm soát những chương trình được phép chạy trên những thiết bị iOS của họ, bao gồm iPhone và iPad.
Đó có thể là vấn đề với các thiết bị sử dụng iOS của Apple chứ không phải những thiết bị sử dụng OS X. Người dùng có thể tải về và chạy bất kì phần mềm nào, mặc dù một tính năng bảo mật trong Mountain Lion trong tương lai sẽ gây khó khăn cho họ một chút. Thậm chí, nếu có những lời phàn nàn thì có lẽ chỉ từ những người dùng có xu hướng bài xích phần mềm độc quyền mà thôi. Và cũng thật khó để quy kết rằng Apple đang hạn chế sáng tạo trên nền tảng iOS khi mà kho ứng dụng cho iOS của hãng chứa tới hơn nửa triệu ứng dụng.
Người dùng thì luôn mong muốn có thể tạo và tải ứng dụng lên thiết bị iOS dễ dàng và nhanh chóng như với Android hay có một thiết bị giống như iPad chạy hệ điều hành OS X nhưng cũng có thể chạy tất cả các ứng dụng iOS. Có lẽ, một chiết MacBook Air màn hình gấp sẽ đáp ứng được yêu cầu này. Và đây mới là điều mà ông Brin lo lắng chứ không phải vì những vấn đề về Internet.