Công nghệ nhìn xuyên vật thể hoàn toàn mới này được phát triển dựa trên cảm biến sóng radio.
Trong cuộc trình diễn thử nghiệm đầu tiên, vị CEO/đồng sáng lập Raviv Melamed của công ty Vayyar và Walabot đã dùng camera điện thoại để 'nhìn xuyên' căn phòng, đoán số ngón tay người trong phòng đang giơ lên. Tiếp theo, công ty đã đăng tải một đoạn video cho thấy công nghệ này vẫn nhìn được người khi họ đã ẩn sau bức tường. Và cuối cùng là một đoạn video cho thấy độ tinh khiết của rượu vodka bằng những cảm biến khác nhau.
Nó có thể sử dụng để phân tích và tái tạo hình ảnh 3D của vật thể cho dù nó có ở đằng sau hay bên trong các vật cản như tường/hộp đựng (thứ duy nhất nó không thể nhìn xuyên là kim loại). Sóng radio đã tồn tại trong nhiều thập kỉ; cái hay ở công nghệ mới này là nó có khả năng chuyển sóng radio thành tín hiệu điện tử. Sóng radio phát ra từ thiết bị sẽ cho thấy vật thể đó đã 'hút' bao nhiêu năng lượng sóng và từ đó phân tích được tỉ trọng, kích thước và hình dáng của vật thể.
Mặc dù thiết bị này không phải là công nghệ chuyển tín hiệu radio thành điện tử đầu tiên, nhưng nó có kích thước nhỏ nhất và ít tốn kém nhất - nó thậm chí có thể vừa một chiếc smartphone. Công ty Vayyar - chủ nhân của Walabot - với 36 nhân viên đã huy động góp vốn thành công với số tiền khoảng 34 triệu USD.
Ứng dụng đầu tiên của công nghệ này sẽ dành cho y học, nó đang được phát triển để giúp các bác sĩ định vị khối u trong ngực. Với giá thành rẻ và kích thước nhỏ, nó sẽ giúp việc chẩn đoán ung thư vú trở nên dễ dàng hơn với rất nhiều người trên toàn thế giới.
Nó còn được ứng dụng như thế nào? Câu hỏi này dành cho các lập trình viên. Walabot sẽ được phát hành rộng rãi trong tháng 4 nên các nhà phát triển có thể tự xây dựng ứng dụng cho nền tảng Android hoặc Raspberry Pi hoặc bất kì chiếc máy tính nào có cổng kết nối USB.
Walabot có vô vàn các ứng dụng khác nhau. Nó có thể dùng để phân tích nhịp thở khi chúng ta ngủ, hoặc kiểm tra hệ thống rễ cây trong vườn, hoặc theo dõi tốc độ của xe trên đường. Và nếu nói về mảng game, Raviv Melamed nói rằng nó chính xác hơn bất kì chip theo dõi chuyển động hiện tại.
Ông cho rằng công nghệ hiện tại chỉ có thể theo dõi chuyển động của tay và đầu. Nó sử dụng cảm biến gia tốc để làm điều này nhưng nó không thực sự chính xác. Các nhà sản xuất thiết bị dùng công nghệ thực tế ảo như Gear VR, Oculus Rift và Google Cardboard đều biết được nhược điểm trên, họ đang cố gắng tăng độ chính xác bằng cách sự dụng nhiều cảm biến hơn. Với công nghệ theo dõi chuyển động bằng sóng radio, các nhà sản xuất có thể giảm số lượng cảm biến cần thiết như cảm biến gia tốc và cảm biến từ kế.
Công nghệ của Vayyar khác Kinect như thế nào? Vayyer có thể hoạt động trong môi trường tối hoàn toàn vì sử dụng sóng radio thay vì camera như Kinect. Mặt khác, Kinect có tần số quét 30 hình trên giây trong khi đó của Vayyar là 100 hình trên giây.
Khi Melamed còn là Tổng Giám đốc của mảng Điện thoại Di động tại Intel vào năm 2010, ông đã nảy ra ý tưởng thiết kế hệ thống siêu âm chuẩn đoán bệnh cho ngành y học vì vào thời gian đó, những chiếc máy chụp cắt lớp và X-quang khá cồng kềnh và đắt đỏ. Melamed nhận ra ung thư vú là vấn đề tương đối nghiêm trọng nếu không được chuẩn đoán kịp thời nên ông đã sử dụng các kiến thức cùng kinh nghiệm của ông để giúp đỡ ngành y học. Vayyar ra đời từ đó.
Nhóm phát triển của Walabot sẽ gửi các nhà phát triển bộ sản phẩm vào dịp ra mắt tháng 4 này để họ cùng nhau chung sức nghĩ ra ý tưởng trong việc ứng dụng sản phẩm. 'Tôi hy vọng mọi người sẽ tạo ra một cộng đồng cho sản phẩm này. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều sự đột phá xảy ra khi nhiều người chung tay để phát triển sản phẩm. Cũng giống như chúng tôi đã tạo sự đột phá khi lấy công nghệ trong ngành viễn thông để áp dụng nó cho ngành y.' - Melamed chia sẻ.
Walabot sẽ được bán với 3 phiên bản với cấu hình khác nhau, có giá từ 149 USD đến 599 USD. Nó sẽ được giao hàng vào tháng 4 khi bộ API (giao diện lập trình ứng dụng) được phát hành rộng rãi cho công chúng. Hiện sản phẩm cho phép đặt hàng trước tại website.
Tham khảo FastCompany