Công ty eMarketer dự đoán rằng số giao dịch bằng các giải pháp thanh toán di động tại Mỹ sẽ tăng 210% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết và thử cách thanh toán mới này chứ đừng nói đến việc sử dụng lâu dài. Theo một khảo sát gần đây của eCash, chỉ 1/5 người dùng tại Mỹ có sử dụng iPhone 6 trở lên đã từng thử qua Apple Pay, đó là chưa tính đến những mẫu iPhone cũ hơn không có chip NFC. Vì sao hầu hết người dùng vẫn chưa tận dụng được sự tiện lợi và nhanh chóng mà các hệ thống thanh toán di động mang đến?
Công ty eMarketer dự đoán rằng số giao dịch bằng các giải pháp thanh toán di động tại Mỹ sẽ tăng 210% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết và thử cách thanh toán mới này chứ đừng nói đến việc sử dụng lâu dài. Theo một khảo sát gần đây của eCash, chỉ 1/5 người dùng tại Mỹ có sử dụng iPhone 6 trở lên đã từng thử qua Apple Pay , đó là chưa tính đến những mẫu iPhone cũ hơn không có chip NFC. Vì sao hầu hết người dùng vẫn chưa tận dụng được sự tiện lợi và nhanh chóng mà các hệ thống thanh toán di động mang đến?
Bảo mật
Đây là một trong những mối lo của người dùng với các hình thức mobile payment hiện nay. Hồi năm ngoái, Bryan Yeager, chuyên gia phân tích của eMarketer, cho hay là '57% người dùng Internet tại Mỹ nói bảo mật là lý do chính khiến họ chần chừ chưa sử dụng các dịch vụ thanh toán di động.' Ông cũng dẫn số liệu từ các nghiên cứu của mình rằng '62% người sở hữu smartphone Mỹ không dùng hoặc không có ý định dùng một ví di động' cũng vì lý do tương tự.
Hiện tại nhiều công ty đang triển khai một thứ gọi là host card emulation (HCE), Android cũng có tính năng này. HCE là một công nghệ cho phép giả lập thẻ tín dụng trên thiết bị di động chỉ bằng cách sử dụng phần mềm, nhờ đó mà không cần xài phần cứng riêng để chứa dữ liệu thẻ nữa nên sẽ an toàn hơn, giá thành rẻ hơn. Bản thân nhà phát triển nào muốn làm ví điện tử cũng có thể xài HCE cho app của mình, không yêu cầu thiết bị của người dùng phải có một con chip đặc biệt nào khác.
Một công ty khác là ID Global Solutions thì đang phát triển IDComplete. Hệ thống này có thể ngăn ngừa những vụ lừa đảo vì 'IDComplete tận dựng một quy trình tạo token mã hóa không thể bị phân tích ngược lại, kèm theo đó là việc xác thực nhiều bước để cho phép nhận diện chủ thẻ theo thời gian thực'.
Một vài startup và công ty lớn cũng đang nghiên cứu ứng dụng sinh trắc học trong thanh toán di động. Giờ bạn có thể xài vân tay để trả tiền bằng Apple Pay, Samsung Pay hay Android Pay . Trong tương lai, bạn còn có thể sử dụng mắt, nhịp tim và hàng đống thứ khác trên cơ thể đặc trưng cho chính bạn.
Chưa có chuẩn chung trên toàn cầu
Raomal Perera, CEO của Valsita, nói: 'Sự thật là người ta sẽ không bắt đầu tham gia vào thương mại di động cho đến khi nào các giao tiếp chung được định nghĩa một cách chính xác. Chỉ khi đó người tiêu dùng mới thấy được lợi ích của việc sử dụng chiếc điện thoại như là một cái ví điện tử cho phép họ thực hiện giao diện tiện hơn so với các cách truyền thống'. Khi đã có được những chuẩn chung rồi, người dùng có thể 'sử dụng bất kì phần mềm nào để thanh toán thay vì phải cài một app mối mỗi lần mua hàng', Perera nói thêm. Điều này giúp đơn giản hóa quy trình thanh toán và thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà phát triển.
Một ví dụ của chuẩn chung trong thanh toán điện tử có thể liên tưởng đến chính là thẻ tín dụng. Bất kì thẻ tín dụng nào trên thế giới cũng đều có một dải từ chứa dữ liệu để các máy quét thẻ có đọc được dễ dàng. Giờ thì người ta đang dần chuyển sang dùng thẻ chip (EMV) để tăng tính bảo mật và độ bền, nhưng về cơ bản thì bất kì thẻ chip nào cũng có cấu tạo và mô hình hoạt động tương tự như nhau vì nó là thứ đã được chuẩn hóa và được tất cả ngân hàng trên toàn thế giới áp dụng.
Còn bây giờ, nếu bạn sử dụng Apple Pay và đi đến một máy chỉ hỗ trợ Android Pay, giao dịch của bạn chẳng thể nào thực hiện được vì giao thức để đọc và trao đổi thông tin của những dịch vụ này đều khác nhau.
Vấn đề chưa có chuẩn chung cũng khiến việc thanh toán di động trở nên rắc rối khi người dùng đi ra nước ngoài. Khi bạn cầm trong tay một thẻ VISA hay Mastercard , bạn có thể đi đến bất kì nơi nào trên thế giới và mua hàng bằng nó, chỉ một cái thẻ dù làm ở Việt Nam nhưng vẫn có thể đem qua Mỹ, qua Úc, qua Châu Âu, qua Iran, Iraq sử dụng mà không gặp vấn đề gì. Ngay cả trong nước, bạn có thể xách nó đến bất kì cửa hàng nào cho thanh toán thẻ để quẹt và trả tiền cho món hàng mình cần mua. Đó chính là sự tiện lợi mà thẻ tín dụng đã làm được, còn thanh toán di động thì chưa.
Hiện tại các công ty lớn trong lĩnh vực thanh toán như Europay, MasterCard, VISA, AMEX đang ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề chuẩn chung. Đây là một thông tin tích cực và rất có tiềm năng áp dụng rộng rãi bởi vì họ đều là những tổ chức có tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhưng nói gì thì nói, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có chuẩn chung nào cả.
Khó gỡ bỏ ứng dụng ví điện tử
Theo trang PaymentsSource, điều này làm cho người dùng cảm thấy không thoải mái khi sử dụng ví điện tử. Trên iPhone của bạn hẳn là có một ứng dụng tên Wallet, nó đã được tích hợp vào iOS và ngay cả khi không xài thì bạn cũng không thể gỡ bỏ nó ra. Trước đây cũng có một app ví di động bên thứ ba là Softcard và người dùng cũng gặp vấn đề trong quá trình gỡ bỏ phần mềm này khỏi điện thoại của mình. Vì sao lại như thế?
Sự phân mảnh của công nghệ
Nếu bạn là một cửa hàng và đang nghĩ đến việc chấp nhận thanh toán di động, bạn sẽ có một số lựa chọn như sau: máy quét NFC, máy đọc mã vạch hoặc mã QR, và máy sử dụng điện toán đám mây. Máy quét NFC thì dễ hiểu rồi, điện thoại có NFC đưa vào thì dữ liệu về thông tin thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng sẽ được chuyển sang máy thanh toán. Với công nghệ đọc mã vạch cũng tương tự, chỉ khác là máy quét sử dụng hệ thống camera quang học để lấy thông tin từ trong mã vạch hay QR ra. Thiết bị thanh toán trên nền đám mây thì sử dụng các server để chứa thông tin, mỗi khi cần xác thực thanh toán thì cửa hàng sẽ liên hệ với server này để nhận một thứ tạm gọi là thông tin giao dịch. Tuy vào lĩnh vực và khách hàng của bạn là mà bạn sẽ chọn giải pháp tương ứng.
Tất nhiên, những thứ này sẽ kéo theo các vấn đề về chi phí. Ví dụ, nếu bạn vừa mua một hệ thống thanh toán dùng NFC, vậy thì liệu bạn có bỏ ra thêm tiền để đầu tư cho hệ thống đọc mã vạch hay đám mây không? Điều gì sẽ xảy ra nếu phần lớn khách hàng của bạn thay đổi thói quen và chuộng dùng mã vạch hơn là NFC? Còn rất nhiều câu hỏi khác xoay quanh vấn đề công nghệ dùng trong việc thanh toán di động.
Thói quen cũ khó bỏ
Theo nghiên cứu của The Pew Charitable Trusts, có rất đông người đang hài lòng với hệ thống thanh toán hiện tại bởi vì họ cảm thấy an toàn và ít phức tạp hơn so với thanh toán di động. Ngoài ra, nhiều người còn cảm thấy hài lòng với những khuyến mãi mà nhà cung cấp thẻ ưu đãi cho họ nên họ không muốn chuyển sang dùng mobile payment.
Nói cách khác, cho đến khi nào người dùng thật sự cảm thấy an tâm với những vấn đề bảo mật, và họ học được cách sử dụng thanh toán di động một cách thật dễ dàng, lúc đó mobile payment mới bắt đầu cất cánh.
Hỗ trợ từ phía ngân hàng và cửa hàng
Ngân hàng và các tổ chức tài chính nắm giữ thông tin thẻ có vai trò rất quan trọng trong việc thanh toán di động. Họ là những người cho phép các ví di động truy cập vào tài khoản của người dùng, và không phải ngân hàng nào cũng 'mở' với ý tưởng này. Một số ngân hàng lo lắng về việc bảo mật cho khách hàng của mình, một số thì lo về vấn đề doanh thu và lợi nhuận, số khác thì sợ mất sự kiểm soát và ràng buộc với khách hàng khi họ không còn xài thẻ nữa. Chính vì vậy, việc đàm phán và thuyết phục các ngân hàng cùng tham gia vào mạng lưới thanh toán di động vẫn còn là một vấn đề lớn.
Điều tương tự cũng diễn ra với các nhà bán lẻ, cửa hàng, hay nói chung là những nơi mà người dùng có thể xài thanh toán di động. Không phải cửa hàng nào cũng chấp nhận thanh toán di động ở thời điểm này vì nó chưa chứng minh được rằng nó sẽ mang lại doanh thu cho họ như thế nào, trong khi đầu tư thêm thì phải bỏ thêm tiền ra. Nhiều dịch vụ thanh toán di động cũng khiến các cửa hàng không biết nên chọn cái nào cho đúng và phù hợp với khách hàng của mình.
Tương lai của thanh toán di động
Một số hướng cải tiến cũng như hướng đi trong tương lai có thể áp dụng cho thanh toán di động đó là:
Peer-to-peer: việc chuyển tiền cho người khác một cách trực tiếp bằng điện thoại di động đã bắt đầu xuất hiện thông qua những app như Venmo, Due hay thậm chí là Facebook Messenger. Apple cũng được cho là đang phát triển tính năng này. Tờ Wall Street Journal thậm chí còn nói rằng ứng dụng Venmo hiện đã được yêu thích bởi những người trẻ tuổi, họ thích nó vì họ có thể liệt kê giao dịch theo một kiểu giống như là feed trên các mạng xã hội.
Thay thế các thẻ nhựa nói chung: thẻ tín dụng không phải là thứ duy nhất mà smartphone có thể thay thế, nó còn có tiềm năng giúp chúng ta bỏ bớt hàng đống thẻ thành viên, thẻ giảm giá, thẻ ưu đãi... Hiện tại ứng dụng Google Wallat và Apple Wallet đã làm được điều đó, nhưng không phải cửa hàng hay doanh nghiệp nào cũng hỗ trợ. Cũng bằng cách này, việc đổi và sử dụng điểm thưởng giữa các doanh nghiệp cũng trở nên đơn giản hơn. Ví dụ, nếu bạn có điểm tích lũy từ dặm bay của hãng hàng không nào đó thì có thể xài điểm đó để mua cà phê Starbucks chẳng hạn.
Làm từ thiện: việc sử dụng điện thoại để ủng hộ tiền bạc cho những người cần thiết sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ vào việc chuyển tiền ngay từ điện thoại. Người muốn cho tiền không còn phải thực hiện hàng loạt thao tác khác nhau để chuyển khoản, thứ đang là trở ngại khiến họ cảm thấy phiền khi muốn ủng hộ tiền cho ai đó hay cho một hoạt động nào đó. Handup cũng là một startup bắt đầu khai thác ý tưởng này bằng cách cho bạn xem profile của một người nào đó đang cần giúp đỡ về mặt tài chính và ủng hộ cho họ.
Ngân hàng ảo: sẽ đến lúc chúng ta không cần phải ghé qua các chi nhánh ngân hàng để mở tài khoản hay thực hiện các giao dịch. Điều này có ý nghĩa nhất với những người có khả năng đến ngân hàng một cách dễ dàng, ví dụ như nhân viên công sở chỉ rảnh sau giờ hành chính nhưng giờ đó thì ngân hàng đã nghỉ làm, hoặc những người khuyết tật gặp khó khăn trong việc đi tới ngân hàng một mình.
Tham khảo: TechCrunch , Kansas City , eMarketer