Động vật đã giảm hơn 1 nửa từ năm 1970, đợt đại tuyệt chủng mới sắp tới?

Các nhà khoa học cảnh báo tới năm 2020, lượng động vật hoang dã chỉ còn có hơn 1/3 so với hồi năm 1970 với tốc độ suy giảm đang nằm ở mức 2% mỗi năm và không có dấu hiệu chậm đi. Nếu mọi chuyện cứ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng như thế thì không còn lâu nữa, sẽ có rất nhiều loài động vật mà con cháu chúng ta chỉ còn có thể biết tới qua sách báo hoặc mẫu vật trong viện bảo tàng. Nghiêm trọng hơn, chính con người chúng ta cũng là loài chia sẻ môi trường sống trên Trái Đất và sự tồn vong của nhân loại chắc chắn cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.


Cụ thể, các nhà khoa học tại Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã tiến hành tái thống kê dựa trên 14.152 quần thể của 3706 loài động vật có vú, chim, cá, lưỡng cư và bò sát trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy tính tới 2012, lượng động vật hoang dã đã giảm 58% so với hồi năm 1970 với mức giảm bình quân là 2%. Không hề có dấu hiệu chậm lại của sự suy giảm và do đó, tới năm 2020, các quần thể động vật có xương sống có thể sẽ giảm 67% nếu không có những biện pháp đảo ngược tình hình.




Voi châu Phi tại Tanzania đã bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng về số lượng do nạn săn bắt.

Những số liệu thu được không khỏi dấy lên lo ngại của các nhà khoa học về một đợt 'tuyệt chủng hàng loạt' diễn ra trên toàn cầu - sự kiện giống như hồi xưa khủng long đã tuyệt chủng và biến mất khỏi Trái Đất. Không chỉ tàn phá về môi trường sống mà nạn săn bắt trộm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng động vật hoang dã.


Điển hình như loài voi châu Phi tại Tanzania đã bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng về số lượng do nạn săn bắt. Tương tự, loài sói bờm ở Brazil cũng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do khai thác đất canh tác hay loài lươn châu Âu cũng sắp biến mất do bệnh dịch, nạn đánh bắt quá mức và sự thay đổi môi trường sống.


Có thể thấy sự suy giảm số lượng cá thể ở các loài động vật hoang dã có tác động không nhỏ của việc xâm lấn môi trường sống, tận thu đất nông nghiệp, nạn đánh bắt cá, hoạt động khai thác mỏ và nhiều tác động khác của con người. Mặt khác, quần thể động vật cũng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khi hậu, ô nhiễm và khai thác tài nguyên quá mức.




Lươn châu Âu cũng sắp biến mất do bệnh dịch, nạn đánh bắt quá mức.

Không chỉ có những loài động vật hoang dã mới bị ảnh hưởng mà chính con người cũng là 'nạn nhân' trong điều kiện ngày càng tệ của tự nhiên mà đây lại vốn là nguồn cung cấp khí thở, nước uống hay thức ăn cho con người. Trong khi số lượng trung bình động vật hoang dã đang ngày càng suy giảm nhưng vẫn có những loài thuộc một số điều kiện sống có sự tăng trưởng về quần thể. Một số loài có vú sống trên đồng cỏ ở Châu Phi đã có sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2004 nhờ vào nỗ lực bảo tồn. Dù vậy, số lượng chim tại đây vẫn tiếp tục giảm.


Về tổng thể, số lượng những loài sống trên cạn vốn phân bổ từ đồng cỏ cho tới rừng rậm đã bị suy giảm 2/5 tính từ năm 1970. Tệ hơn, những loài động vật nước ngọt bị giảm tới 4/5 chỉ trong giai đoạn 1970 - 2012. Quần thể sinh vật ở những vùng ngập nước có sự tăng nhẹ từ năm 2005 và sinh vật biển có sự ổn định về số lượng từ năm 1988. Tuy nhiên, báo cáo lần này cảnh báo rằng vẫn còn thực trạng đánh bắt khai thác quá mức đe dọa tới số lượng sinh vật biển.




Sói bờm ở Brazil cũng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do khai thác đất canh tác.

Mike Barrett, giám đốc bộ phận khoa học và chính sách tại WWF cho biết: 'Lần đầu tiên kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng 65 triệu năm trước, chúng ta tiếp tục đối mặt với đợt tuyệt chủng hàng loạt đối với giới sinh vật hoang dã trên toàn cầu. Chúng ta đã xem nhẹ sự suy giảm của những loài sinh vật trong cuộc sống này mà không hề biết đó chính là thước đo những tác động của con người đối với chính môi trường sống của chúng ta. Loài người đã lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, đẩy những loài không thể thay thế tới bờ vực tuyệt chủng, đe dọa sự ổn định khí hậu của chúng ta'.


Ông cho rằng nếu những hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào giới tự nhiên không được kiềm hãm hoặc chấm dứt thì không chỉ mất đi những loài sinh vật hoang dã mà chính con người cũng sẽ đối mặt tới nguy cơ diệt vong. Hy vọng rằng loài người sẽ cùng nhau có ý thức hơn với môi trường sống để hành tinh chúng ta mãi xanh. Nếu không, chẳng những con cháu chúng ta mai sau chỉ còn biết ngắm nhìn những loài động vật qua tranh ảnh, màn hình TV và thậm chí, sự tồn vong của chính chúng cũng không thể chắc chắn.


Cập nhật: 31/10/2016
Theo Tinh Tế

TIN LIÊN QUAN

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Những góc phố thân quen, nhìn là nhận ra liền mang đến cảm xúc mạnh mẽ bởi vẻ bình yên, cổ kính.

'Email ma' trên iPhone từ 1970

Một số người dùng iPhone bất ngờ nhận được email lạ đề ngày 1/1/1970 nhưng không có nội dung, tiêu đề và người gửi.

iPhone nhận được email 'ma' từ năm 1970

Thư điện tử chính thức xuất hiện từ những năm 1990 nhưng một số người dùng điện thoại của Apple lại nhận được email gửi từ 1/1/1970.

NASA lo sợ vì tấm bản đồ trên tàu vũ trụ có thể dẫn người hành tinh khác xâm lăng Trái Đất

Nhiều người lo ngại những tấm bản đồ vị trí Trái Đất gắn trên các tàu thăm dò không gian do NASA phóng đi từ thập niên 1970 có thể châm ngòi cho các cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh. Theo Foxnews, các tấm bản đồ này ở dạng đĩa kim loại màu

Kinh hoàng cảnh tượng sên ăn tươi nuốt sống chim non

Hóa ra lũ sên không chỉ ăn cây cối, thực vật, thứ chúng định ăn còn kinh khủng hơn thế.

Giới khoa học sắp ‘hồi sinh’ thành công loài bò cổ đại khổng lồ Auroch?

[/b][b]Các nhà khoa học đang tiến gần đến việc hồi sinh một loài bò rừng Châu Âu cổ đại khổng lồ gọi là auroch.

THỦ THUẬT HAY

Cập nhật và trải nghiệm VSCO Cam v81 + VSCO X (Unlock Full Filters)

Trong bản mod này, tác giả mang đến cho người dùng khả năng mở khóa tất cả bộ lọc màu trả phí trên cửa hàng của VSCO, đặc biệt là tự động thêm thành viên VSCO X để sử dụng hơn 100 bộ lọc màu và hiệu ứng hình ảnh được

Hướng dẫn gửi file, nhận file qua Viber điện thoại

Viber không chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện, gọi video hoàn toàn miễn phí mà còn có thể gửi nhận file cực kỳ tiện lợi. Viber hỗ trợ gửi file PDF, DOC, DOCX, XLS... thông qua tin nhắn rất nhanh chóng.

Phần mềm độc hại Flubot trên Android là gì?

Người dùng Android cần biết về phần mềm gián điệp này có thể lây lan qua SMS và đánh cắp dữ liệu tài chính. Qua đó biết cách bảo vệ thiết bị Android cũng như chính bạn.

7 cách khắc phục vấn đề smartphone bị đơ cảm ứng

Smartphone đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Sẽ thế nào nếu bỗng dưng chiếc smartphone Android của bạn hoạt động không ổn định.

Tìm hiểu về Dịch Vụ Traffic User: Dịch Vụ Tăng Lượng Khách Hàng Tiềm Năng Của Bạn

Tăng lượng khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thành công của doanh nghiệp. Dịch vụ Traffic User cung cấp cho bạn dịch vụ để giúp bạn tăng lượng khách hàng hiệu quả trong SEO, quảng cáo. Traffic User sẽ

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Camera của HTC U Ultra: Màu chuẩn, file RAW rất tốt... Điểm đánh giá: 8

Giao diện chụp thủ công của dòng One từ M8 trước đây là chuyên nghiệp nhất kể từ sau một vài dòng của Lumia. Hồi đó M8 bắt đầu hơi phức tạp việc chia ra cấp Auto - cấp thủ công một nửa

Đánh giá HP ProBook 450 G3: Đâu phải cứ "doanh nhân" là đắt tiền

Thiết kế bền bỉ với tiêu chuẩn quân đội, màn hình lớn kết hợp với nhiều công nghệ bảo mật, HP ProBook 450 G3 xứng đáng là một chiếc laptop doanh nhân cao cấp.

Đánh giá camera Samsung Galaxy J7 Prime: Lấy nét nhanh, khả năng xử lý khá, chi tiết ảnh tốt

Galaxy J7 Prime là chiếc điện thoại tầm trung mới nhất của Samsung với bộ đôi camera trước/sau có độ phân giải cao cùng khẩu độ lớn.