Xác người có thể ươm mầm sự sống trong vũ trụ
Các nhà khoa học cho rằng xác phi hành gia chết trong vũ trụ trong lúc thực hiện nhiệm vụ có thể thúc đẩy sự sống trên hành tinh khác dưới điều kiện phù hợp.
Xác người có thể truyền vi khuẩn và đóng vai trò như nhân tố xúc tác để sự sống ra đời nếu không bị đốt thành tro trong không khí trong quá trình rơi xuống một hành tinh xa xôi, Gary King, nhà sinh vật học vi khuẩn ở Đại học Lousiana, Mỹ, cho biết trong bài phỏng vấn đăng trên trang Astronomy hôm 24/10. Theo King, vi khuẩn trên xác người có thể sống sót trong môi trường không gian, đặc biệt ở những hành tinh như sao Hỏa.
Với nhiều năm nghiên cứu đời sống vi khuẩn trong môi trường cực hạn, King cho rằng tổ chức sinh vật này có thể sinh tồn dưới điều kiện khắc nghiệt trong vũ trụ. 'Chúng tôi từng lấy mẫu vi khuẩn từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu và nói về những tổ chức sinh vật vẫn sống sau khoảng một triệu năm ở trong trạng thái chết giả', King chia sẻ.
Xác phi hành gia có thể đưa vi khuẩn tới hành tinh khác và ươm mầm sự sống. (Ảnh minh họa: Alamy).
'Đặc biệt nếu chuyến đi tới nơi nào đó ở gần như sao Hỏa, bào tử vi khuẩn trên xác người chắc chắn sẽ sống sót. Các loài vi khuẩn không có bào tử cũng có thể sống sót. Tôi đang nghĩ tới Deinococcus radiodurans, loài vi khuẩn có thể sống ở mực nước rất thấp với lượng phóng xạ ion cao', Astronomy dẫn lời King.
Việc vận chuyển vi khuẩn thành công phụ thuộc bào ba yếu tố: bảo vệ xác, lưu trữ xác và thời gian bay của xác. Cơ thể phải được bao bọc bên trong tàu vũ trụ hoặc phương tiện nào đó tương tự để bảo vệ vi khuẩn trong hành trình xuyên qua khí quyển. Để chúng lan rộng sau khi tiếp đất, con tàu cần có khe nứt.
Ngoài ra, xác chứa vi khuẩn cần được bảo quản ở nhiệt độ trên mức đóng băng hoặc trong điều kiện đông lạnh khô. Điều kiện thứ hai khả thi hơn nhiều bởi các nhà nghiên cứu nhận định vũ trụ về cơ bản giống như một chiếc tủ đông lạnh khô.
Vi khuẩn cũng có khả năng sống sót cao hơn nếu ở trong hệ Mặt Trời, do càng trôi nổi lâu trong vũ trụ, xác người càng tiếp xúc với lượng bức xạ vũ trụ lớn hơn. Hành trình bay tới những hệ sao khác như Proxima Centauri sẽ hạn chế đáng kể khả năng sống sót bởi bức xạ có thể gây đột biến ở ADN và ARN. 'Nhưng nếu bạn chỉ cần duy nhất một trong số hàng loạt vi khuẩn trên xác người sống sót sau chuyến bay, điều đó vẫn có khả năng xảy ra', King nói.
Ngay cả khi tất cả vi khuẩn đều chết khi xác người trôi nổi trong vũ trụ, chúng vẫn có thể dẫn tới sự ra đời của một dạng sống mới nếu gặp điều kiện hoàn hảo. Nếu xác chết đáp xuống một hành tinh có sẵn vài phân tử cơ bản, như phân tử mang năng lượng triphosphates, nó có thể thúc đẩy sự sống hình thành.
'Các phân tử từ xác chết phân hủy của phi hành gia có khả năng cung cấp tiền đề cho một dạng sự sống mới nếu điều kiện môi trường để sự sống ra đời gần như hoàn hảo, chỉ thiếu vài nguyên liệu hoặc mật độ nguyên liệu quá thấp', Jack Szostack, nhà di truyền học từng đoạt giải thưởng Nobel ở Đại học Y Harvard, kết luận.
Cập nhật: 30/10/2016
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Rửa thịt gà không đúng cách có thể lây vi khuẩn chết người
Rửa thịt gà sống trước khi nấu, các vi khuẩn từ thịt gà có cơ hội lan ra tay, quần áo và dụng cụ nhà bếp.
Đã liên kết được vi khuẩn với máy tính
Сác nhà khoa học ở Đại học công nghệ Zurich, Thụy Sĩ, đã thực hiện được một bước đột phá trong công nghệ sinh học là liên kết được vi khuẩn E.coli với máy tính.
Tìm ra vi khuẩn gây thai chết lưu ở người
Điều đáng chú ý là trước đây, các nhà khoa học lại xếp loại vi khuẩn này vào dạng lành tính vô hại vì không biết đến khả năng tiết ra bong bóng chất độc của nó.
Vũ khí mới giúp tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc
Một loại peptide mới có thể chọc thủng màng tế bào của vi khuẩn, phá vỡ chức năng các bộ phận quan trọng để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc.
Lượng vi khuẩn trong miếng rửa bát gấp nhiều lần chúng ta vẫn nghĩ. Bạn nên thay chúng bao lâu một lần?
Nghiên cứu mới chỉ ra miếng bọt biển – dụng cụ rửa bát không thể thiếu tại mỗi gia đình thực sự là một vũ trụ thu nhỏ với khoảng 82 tỷ vi khuẩn trong mỗi khe xốp, NY Times đưa tin Vi khuẩn xâm nhập vào miếng bọt biển qua thực phẩm, da hay ...
Siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh vừa giết chết 1 phụ nữ ở Hoa Kỳ
Tháng 9 năm ngoái, một phụ nữ ở Nevada (Mỹ) đã qua đời do nhiễm một loại vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện hành.
Cách đơn giản loại bỏ vi khuẩn trong thực phẩm sống
Giấm, chanh, nước muối hay nghệ có thể dùng để loại bỏ vi khuẩn, thuốc trừ sâu trong thực phẩm sống hiệu quả trước khi chế biến.
Điểm danh những loại vi khuẩn cực có lợi cho con người
Bên cạnh những vi khuẩn có hại như vi khuẩn gây bệnh thương hàn, tiêu chảy,... thì có những loại vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ con người.
THỦ THUẬT HAY
Google ra mắt Chrome Canvas: Cho phép người dùng vẽ và ghi chú ngay trên trình duyệt
Chrome Canvas cung cấp cho người dùng khá nhiều công cụ vẽ, bao gồm nhiều loại bút, kích thước nét vẽ. Nếu bạn dùng trên Android thì có thể dùng ngón tay trượt trên màn hình cảm ứng để vẽ. Trường hợp vẽ sai thì sử dụng
Hướng dẫn cài đặt Unity Web Player để chơi game 3D
Khi chơi một số tựa game trên trình duyệt đòi hỏi người chơi phải cài đặt Unity Web Player. Đây là công cụ đắc lực, giúp bạn thoải mái trải nghiệm những tựa game 3D sắc nét, hiệu ứng hình ảnh chất lượng hơn rất nhiều.
Bị mất thẻ ATM gắn chip phải làm sao?Xem ngay để biết cách xử lý nhé!
Bị mất thẻ ATM gắn chip phải làm sao? Trước hết, bạn phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống này và hạn chế tối đa các thiệt hại về tài chính. Sau đây là giải pháp cho bạn...
Tạo kiểu khóa màn hình Android chất lừ
Hệ điều hành Android được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ điều hành trên thế giới. Tạo ký tự khóa màn hình chất lừ cho mất kỳ điện thoại di động Android bằng công cụ Xposed.
Gõ chữ nhanh trên iPhone thật đơn giản
Tiếp theo phần mẹo hay dành cho các thiết bị iOS hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn bài hướng dẫn xóa nhanh các số trong ứng dụng máy tính cùng như hoàn tác văn bản vừa nhập.
ĐÁNH GIÁ NHANH
Mở hộp Sony XPERIA L1 Dual: Màn hình 5.5 inches, camera 13 MP, nổi bật trong phân khúc giá 4.490.000 đồng
Sau khi chính thức ra mắt tại Việt Nam, Sony XPERIA L1 Dual nhanh chóng trở thu hút sự quan tâm của nhiều người với mức giá dưới 5 triệu đồng. Đây hứa hẹn là một sản phẩm sẽ tạo nên làn sóng trong phân khúc giá này.
Đánh giá hiệu năng Vivo Y81: Hoàn toàn mang lại trải nghiệm tốt với giá 5 triệu
Đầu tiên hãy cùng điểm qua cấu hình của Vivo Y81, chiếc smartphone này được trang bị con chip Helio P22, đây hiện là vi xử lý tầm trung mới nhất của Mediatek được sản xuất trên chạy trên quy trình 12nm gồm 8 nhân
Trên tay Vivo V9: giao diện tận dụng toàn bộ màn hình, SnapDragon 626, camera kép
Vivo V9 là chiếc điện thoại hiếm hoi sử dụng tai thỏ nhưng phần viền dưới không dày, nó khá mỏng và hài hòa với thiết kế tổng thể của máy. Nhìn chung thì ở mức giá 7.99 triệu đồng cùng với SnapDragon 626 thì V9 vẫn có