Va chạm thiên thạch đã giúp loài người chúng ta tiến hóa như ngày hôm nay?

Khoảng 56 triệu năm trước, Trái đất đã trải qua một sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử 4,5 tỷ năm của nó. Nhiệt độ lên tới 8°C và băng bắt đầu tan dần trên khắp hành tinh.


Trong giai đoạn ấm lên này, lần đầu tiên các động vật linh trưởng 'thật sự' đã nổi lên và thiết lập sự phát triển dẫn đến sự tiến hóa của con người. Ngày nay, các nhà địa chất nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho giả thuyết một vụ va chạm của sao chổi có thể đã kích hoạt sự kiện quan trọng này.


Khoảng 56 triệu năm trước, tức là khoảng 10 triệu năm sau khi loài khủng long bị tuyệt chủng, một thứ gì đó đã khơi mào cho một thời kỳ Trái đất ấm dần lên.


Được biết đến là giai đoạn Trái đất ấm lên vào thời cổ xưa (Paleocene-Eocene Thermal Maximum - PETM), nó đã đánh dấu sự kết thúc của kỷ Cổ Cận và bắt đầu kỷ Thủy Tân, kéo dài đến khoảng 33,9 triệu năm trước.




Các nhà địa chất nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho giả thuyết một vụ va chạm của sao chổi có ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của loài người.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng sự kiện PETMsự kiện cổ đại giống nhất với hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay, bởi vì nó cho thấy mức độ carbon dioxide trong không khí tăng lên rất nhanh. Nhiệt độ trên toàn cầu tăng từ 5 - 8°C.


Khi đó, nhiệt độ bề mặt nước biển ở vùng nhiệt đới tăng cao tới 35°C và nhiệt độ đáy biển sẽ cao hơn 10°C so với hiện tại. Đại dương bị axit hóa, băng ở hai cực tan chảy, những cánh rừng sẽ bị cháy và sự sống tiến hóa để thích nghi với điều kiện mới.


Rất nhiều động vật có vú trên cạn bị đẩy ra khỏi rừng đến những thảo nguyên rộng lớn, cho phép chúng phát triển lớn hơn và tạo thành những loài động vật là tổ tiên của một số loài hiện đại như tế giác, ngựa, lợn, lạc đà và hà mã.


Tổ tiên xa xưa của cá voi xuất hiện để chiếm lĩnh biển vào khoảng thời gian này, và lớp động vật có vú nhau thai xuất hiện với cơ thể và bộ não lớn hơn so với bất kỳ loài nào trước đó.


Các loài linh trưởng 'thật sự' cũng tiến hóa qua thời gian, với khả năng cầm nắm các đồ vật và cành cây bằng tay và chân. Một số thứ tạo nên tính xã hội của loài khỉ nhiều triệu năm sau đó.


Sự kiện PETM thực sự rất quan trọng đối với lịch sử Trái đất, nhưng thực chất cái gì thật sự khơi mào nó vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất về địa chất.


Hiện tại, một nhóm các nhà địa chất cho rằng tác động của một sao chổi nhỏ có thể đã dẫn đến sự kiện nóng lên toàn cầu này, họ nói rằng có bằng chứng ở bờ biển phía Đông nước Mỹ.


Thật vậy, một vụ va chạm thiên thạch đã đẩy loài khủng long đến tuyệt chủng, 10 triệu năm sau, một sự kiện tương tự có thể đã bắt đầu cho sự tiến hóa của vô số loài sinh vật (động vật và thực vật ưa nhiệt).




Sau khi khủng long tuyệt chủng, 10 triệu năm sau, một sự kiện tương tự có thể đã bắt đầu cho sự tiến hóa của vô số loài sinh vật.

Tại cuộc họp thường niên của Hội Địa chất Hoa Kỳ ở Colorado tuần qua, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Bách khoa Rensselaer ở New York, ông Morgan Schaller và nhóm của mình đã trình bày 2 bài báo mô tả việc khám phá ra những hạt thủy tinh lạ 'hình cầu' ở tầng trầm tích thứ 8 gắn liền với sự bắt đầu của PETM.


Họ nói rằng những hạt thủy tinh hình cầu này được tìm thấy ở 3 địa điểm ở đồng bằng ven Đại Tây Dương, thường liên quan đến các hiện tượng các vật thể ngoài không gian va chạm với Trái Đất. Và những hạt này đã nằm trong lòng đất hàng thập kỷ.


Như Paul Voosen giải thích với tạp chí Science magazine:


'Những hạt hình cầu trông giống như những thiên thạch Tektites siêu nhỏ, được tạo thành khi thiên thạch hoặc sao chổi va chạm với Trái đất ở tốc độ cao.


Đây là một điều bất ngờ cho nhóm: những trầm tích này đã được nghiên cứu nhiều lần trước đây. Những hạt hình cầu có thể đã bị trộn lẫn với nền địa chất tạo thành những hóa thạch cực nhỏ của sinh vật mà chúng ta thường hay tìm thấy'.


Những hạt này thường kết hợp với các vụ phun trào núi lửa, là một trong những giả thuyết hàng đầu cho câu hỏi cái gì đã gây ra PETM.


Nhưng đội nghiên cứu nói rằng, lượng nước chứa trong những hóa thạch Tektites siêu nhỏ này ít hơn 0,03%, tức là thấp hơn nhiều so với những hóa thạch Tektites núi lửa. Và chúng còn chứa cả những tinh thể thạch anh là đặc trưng của tác động nhiệt.


Họ cũng nhận thấy rằng 3 trong số những lõi trầm tích của thời kỳ PETM có chứa những vỉa than lớn nằm ngay trên lớp Tekkites, cho thấy rằng ngay sau khi va chạm thì lập tức có lửa xuất hiện và thiêu đốt mọi thứ.




Đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.

'Chúng tôi suy luận rằng sự tăng nhiệt bất thường là kết quả từ tác động của một thiên thạch hoặc sao chổi gây ra cháy rừng diện rộng, bằng chứng là những tài liệu trước đây về thời kỳ Cổ Cận - Thủy Tân trên toàn cầu', họ kết luận trong một bài báo.
Phát hiện này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, gặp phải nhiều tranh luận ở cuộc họp, với một số nhà địa chất lắng nghe những bằng chứng về tác động của sao chổi trong khi một số khác tiếp tục hoài nghi.


'Nó thật sự là một phát hiện tuyệt vời' Birger Schmitz, một nhà địa chất từ Đại học Lund ở Thụy Điển, nói với Voosen. 'Các dữ liệu đã nói lên tất cả'.


Trong khi đó, Jerry Dickens, một nhà hải dương học của Đại học Rice ở Houston, Texas nói rằng ông ta không nghi ngờ những hạt hình cầu kia bắt nguồn từ vụ va chạm hay vỉa than xuất phát từ cháy rừng, nhưng ông cho rằng những hạt hình cầu và vỉa than cũng có thể tìm thấy trong tất cả lớp trầm tích của thời kỳ PETM, chứ không chỉ tìm thấy ở phần đầu.


Hiện tại, nhóm nhiên cứu cần phải giải thích tại sao một vụ va chạm nhỏ như vậy, ước tính khoảng vài cây số, lại có thể bắt đầu cho hiện tượng ấm lên diện rộng. Nhưng có một khả năng là vụ va chạm đã diễn ra ở một 'cánh đồng carbon' rộng lớn, ví như những mỏ dầu tự nhiên.


Nghiên cứu vẫn chưa được công nhận, nhưng nếu các nhà nghiên cứu tìm thêm được các bằng chứng cho giả thuyết của mình, có nghĩa là không chỉ 1 mà có đến 2 vụ va chạm đã tạo nên sự tiến hóa của tổ tiên con người.


Cập nhật: 07/10/2016
Theo Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất

Các nhà khoa học tìm thấy 2 lục địa Á-Âu và Ấn Độ đã từng tồn tại cách đây 60 triệu năm nay đã bị chìm mất.

Cái chết đau đớn trong hố bùn của con khủng long 66 triệu năm trước

Tư thế chết ấn tượng được lưu giữ trong mẫu hóa thạch từ 66 triệu năm trước cho thấy cái chết từ từ và đau đớn của con khủng long sa xuống hố bùn.

Phát hiện khủng long ăn cỏ mới ở Úc dài 15 mét, nặng gần 20 tấn

Các nhà khảo cổ học cho biết họ đã phát hiện một loài khủng long mới ở Úc. Chúng có hông rộng, cổ dài, đi trên 4 chân, ăn cỏ và có chiều dài bằng 1/2 chiều dài của một sân bóng rổ.

Thuỵ Sĩ sẽ tặng quà trị giá hơn 1,2 triệu đồng cho người thuyết phục người khác đi tiêm vaccine

Vào hôm thứ sáu vừa qua, chính phủ Thuỵ Sĩ cho biết sẽ tặng phiếu quà tặng cho những người thuyết phục được người khác đi tiêm vaccine COVID-19, nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng đang ở mức thấp của quốc…

Chàng trai hì hục 2 năm khôi phục hóa thạch xà đầu long 200 triệu tuổi

Jonathan Bow mất hai năm để gắn các mảnh vỡ hóa thạch xà đầu long 200 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Wales sau khi vô tình khiến nó vỡ thành 200 mảnh.

Phát hiện bánh răng kim loại 300 triệu năm tuổi khiến các nhà khoa học ‘vò đầu bứt tai’

Hiện vật kim loại lý thú này đã được các nhà khoa học phân tích và xác định niên đại lên đến 300 triệu năm tuổi.

Thiên thạch khổng lồ ghé sát Trái Đất vào nửa đêm hôm 7/9

Thiên thạch có chiều dài ước tính 700 - 1.600m có thể gây ra thảm họa toàn cầu nếu đi chệch hướng và đâm vào Trái Đất.

Lần đầu tiên phát hiện hóa thạch chim cổ thời Đại Trung sinh

Ngày 19/10, các nhà khoa học Argentina vừa phát hiện tại Nam Cực hóa thạch 70 triệu năm của một loài chim thời Đại Trung sinh vẫn còn nguyên cấu trúc khí quản có thể phát ra những tín hiệu âm thanh giúp loài này liên lạc với nhau.

THỦ THUẬT HAY

Chia sẻ tiện ích mở rộng giúp lưu hoặc copy ảnh từ Instagram dễ dàng

Hôm nay, TECHRUM xin chia sẻ với các một tiện ích mở rộng có chức năng cực kỳ hữu ích, giúp bạn tải về hoặc sao chép hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội Instagram với kích thước lớn nhất một cách dễ dàng.

10 thói quen bảo mật giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trong bối cảnh an ninh bảo mật đang ngày càng nóng lên, việc bảo vệ thiết bị cũng như dữ liệu cá nhân của bạn rất quan trọng. Và đây là 10 biện phát an ninh hữu hiệu mà bạn nên làm ngay bây giờ.

Chuyển từ video sang ảnh GIF động trên iPhone cực dễ

Mình sẽ hướng dẫn anh em tạo một Shortcut trên iPhone, iPad để tự động tạo ảnh động GIF rất dễ. Nguồn ảnh động có thể là 1 video ngắn, hoặc 1 loạt nhiều ảnh mà anh em muốn ghép vào cho tụi nó tự…

Hướng dẫn tự động tắt âm và bỏ qua quảng cáo khi xem Youtube

Cygery AdSkip for YouTube, một ứng dụng được tạo ra từ nhu cầu của người dùng. Chức năng chính của công cụ này là giúp tắt âm thanh quảng cáo và tự động nhấn vào 'Bỏ qua quảng cáo' khi chúng ta sử dụng Youtube.

Cách đếm tin nhắn Messenger cực chính xác và vô cùng đơn giản

Đếm tin nhắn Messenger là một cách giúp bạn có thể dễ dàng thống kê được mức độ tương tác của mình đối với từng tài khoản cụ thể. Việc đếm số lượng tin nhắn trong Messenger có khó lắm không? Nó sẽ trở nên vô cùng đơn

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Canon 800D và Nikon D5600

Canon đã thay thế bộ ba 700D, 750D và 760D bằng một sản phẩm có tính vượt trội hơn là chiếc 800D. Trong khi Nikon cũng không chịu thua kém với D5600. Bài so sánh Canon 800D và Nikon D5600 dưới đây sẽ cho chúng ta cái

TOP 3 smartphone chơi game tầm giá 10 triệu đáng mua nhất hiện nay

Bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại chơi game được trang bị cấu hình mạnh mẽ, hiệu năng tốt, có khả năng chiến mọi thể loại game nhưng với mức giá bán vừa phải. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn top 3 smartphone chơi

Mở hộp và trải nghiệm nhanh camera Nokia 7 Plus: Rất ấn tượng

Toàn màn hình là xu hướng thiết kế của điện thoại thông minh trong năm 2017. Đại đa số các nhà sản xuất đã chuyển đổi một phần các sản phẩm chủ chốt của mình theo xu hướng này. Ở MWC 2018, HMD Global cũng không chịu