Phán quyết này của toà án được đưa ra sau đơn kiện của Gaurav Kumar Bansal và Reepak Kansal, 2 người này đã yêu cầu chính phủ nên bồi thường cho mỗi nạn nhân COVID-19 5.392 USD. Theo lập luận của những người khỏi kiện, vì chính phủ Ấn Độ đã từng chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 là thảm hoạ. Và theo Đạo luật Quản lý Thảm hoạ năm 2005, chính phủ liên bang có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Sau một loạt các phiên điều trần, Bộ Nội vụ đã ban hành bản tuyên thệ vào tháng 9 đề nghị nên bồi thường cho các thành viên gia đình của tất cả nạn nhân COVID-19, bao gồm cả trường hợp những người đã chết do tự tử sau khi biết tin nhiễm bệnh.
Theo phán quyết của toà án, những nạn nhân chết trong vòng 30 ngày sau khi được chẩn đoán nhiễm bệnh sẽ đủ điều kiện, cũng như những người được điều trị tại bệnh viện lâu hơn và sau đó qua đời. Toà án cũng nhấn mạnh rằng không bang nào được phép vội vàng từ chối khoản bồi thường, ngay cả khi giấy chứng tử của bệnh nhân không liệt kê COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong. Để nhận được khoản tiền bồi thường, gia đình các nạn nhân sẽ phải điền vào một mẫu đơn và nộp giấy chứng tử. Trong trường hợp tranh chấp, một uỷ ban giải quyết khiếu nại sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ của bệnh nhân đã tử vong và đưa ra kết luận trong vòng 30 ngày.
“Tất cả các bệnh viện - nơi bệnh nhân được tiếp nhận và điều trị sẽ chịu trách nhiệm cung cấp tất cả các tài liệu cần thiết, cho các thành viên gia đình của người đã khuất khi được yêu cầu. Người thân của người đã mất sẽ nhận được 50.000 Rs, số tiền này sẽ cao hơn tuỳ thuộc vào các chính sách nhân đạo của từng tiểu bang.' - Bản án cho biết.
Trên thực tế, Ấn Độ là quốc gia thứ 2 chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, chỉ xếp sau Mỹ. Với hơn 33,8 triệu trường hợp nhiễm bệnh và hơn 400.000 ca tử vong. Con số đó có thể còn cao hơn nhiều so với báo cáo.
Theo TheHill
ấn độbồi thườngtử vongcoronacovid-19