Được biết nhà máy này sẽ sản xuất chiếc Loyal Wingman - một sản phẩm được Boeing phát triển dành cho Không lực Hoàng gia Úc (RAAF). Loyal Wingman là drone tấn công, hoạt động thử nghiệm đã bắt đầu được tiến hành từ 1 năm trước. Loyal Wingman là drone tấn công, không người lái, dùng động cơ phản lực thay vì động cơ cánh quạt thông thường, dùng AI để hoạt động phối hợp với các máy bay khác trong cự ly 3704 km. Hệ thống vũ khí trang bị cho Loyal Wingman chưa được tiết lộ nhưng nó sẽ được trang bị các năng lực tác chiến điện tử.
Tại Úc, Boeing đã có cơ sở lắp ráp với hơn 4000 nhân viên và nhà máy mới được kỳ vọng sẽ tạo ra thêm 3500 việc làm toàn thời gian đến năm 2028. Loyal Wingman hiện chỉ có khách hàng là RAAF nhưng Boeing đã có ý định xuất khẩu dòng drone này cho các quốc gia khác có nhu cầu.
Việc Boeing xây nhà máy lắp ráp xuất hiện trong bối cảnh Úc vừa công bố ý định xây dựng một hạm đội tàu ngầm hạt nhân với công nghệ được chia sẻ bởi Hoa Kỳ và VQ Anh. Động thái này được xem là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Drone quân sự hiện là một trong những mảng kinh doanh chính của Boeing. Nhánh an ninh, không gian và phòng thủ của Boeing vẫn đang có doanh thu tốt dù công ty đang trải qua những năm rất khó khăn. Tính từ năm 2018, doanh thu thường niên của mảng phòng thủ đạt 26 tỉ đô trong khi doanh thu của mảng máy bay thương mại đã giảm 41 tỉ đô, tương đương 72% kể từ khi COVID bùng phát và sau vụ bê bối 737 MAX.
Trong năm 2020, 83% doanh thu của mảng phòng thủ của Boeing đến từ Bộ quốc phòng Hoa Kỳ (DoD). Tuy nhiên, Boeing cũng có các khách hàng ngoài nước và nhóm khách hàng này đã mang lại cho Boeing 56% doanh thu trong tổng số 101 tỉ đô, mức doanh thu kỷ lục ghi nhận năm 2018.
Đây không phải là nhà máy đầu tiên của Boeing nằm ngoài Mỹ. Hãng đã có nhà máy hoàn thiện phần sơn và nội thất máy bay tại Trung Quốc nhưng chỉ dành cho dòng 737 MAX được bán tại đây. Một trong những lý do khiến Boeing phải xây nhà máy là nhằm xoa dịu chính phủ Trung Quốc và để có thể bán máy bay thương mại cho quốc gia tỉ dân.
Tuy nhiên, nhà máy Boeing tại Trung Quốc đi vào hoạt động vào cuối năm 2018 chỉ mới hoàn thành một chiếc 737 MAX trước khi 2 vụ tai nạn chết người xảy ra khiến dòng máy bay này bị đình bay trên toàn cầu. Đến nay dù đã được phép bay chở khách trở lại nhưng 737 MAX vẫn bị cấm bay tại Trung Quốc, số phận của nhà máy Boeing tại Trung Quốc càng trở nên mập mờ hơn khi căng thẳng thuơgn mại Trung - Mỹ tiếp tục leo thang.
Theo: CNN
boeingmáy bay quân sựthông tin hàng khôngdrone quân sựnhà máy boeingthông tin quân sựdrone tấn côngloyal wingman