Từ những dẫn chứng này, chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng các con chip tự phát triển đang trở thành một xu hướng mới đối với các nhà sản xuất top đầu trên toàn thế giới.
Chip Tensor của Google
Ngoài Google Translate, thứ nổi tiếng và đặc trưng nhất tạo nên Google đó chính là AI. Việc chạy “Trí tuệ nhân tạo” AlphaGo trên máy chủ TPU của riêng Google chỉ cần một máy chủ 4U, thứ mang sức mạnh của một đơn vị xử lý chuyên dụng. Ngoài ra, TensorFlow là nền tảng của Google AI, thứ đang được tích hợp vào dòng Pixel của chính Google. Chúng ta có thể tin rằng nhiều chức năng độc đáo của Pixel dựa trên AI có thể sẽ được phát triển và xuất hiện thêm nữa sau này.
Chip M1 của Apple
Apple là công ty cấp tiến nhất trong lĩnh vực này. Họ từ bỏ kiến trúc x86 truyền thống trong các bộ vi xử lý laptop của mình trước đây và chuyển sang sử dụng kiến trúc ARM. Con chip này tích hợp một mạng nơ-ron 16 nhân, thứ mà là một thách thức đối với kiến trúc máy tính xách tay trước đây. Tuy nhiên, nhìn vào hiện tại có thể nói con chip M1 của Apple đã là một thành công của công ty.
Tại sao thành công? Bởi vì Apple vẫn còn nguyên một bộ khung phát triển. Nhờ vậy, các nhà phát triển ứng dụng có thể hiểu rõ hơn về những lợi thế do sự thay đổi phần cứng này mang lại. Người dùng có thể tiêu tốn chi phí thấp hơn để đạt được mức hiệu năng gần với hiệu năng của các nền tảng PC hiệu năng cao đắt tiền trong quá khứ. Và điều này là vô giá trong thời đại giá GPU tăng vọt như ngày nay.
Elon Musk cũng tham gia
Tesla đã tổ chức một sự kiện AI ngay tại trụ sở Palo Alto của mình. Tại buổi họp báo này, hãng đã ra mắt một con chip tự phát triển dành cho các máy tính huấn luyện mô hình AI có tên là DOJO D1. Dựa trên tiến trình 7nm, module huấn luyện DOJO bao gồm 25 con chip D1 và có sức mạnh tính toán lên đến 9PFLOPs mỗi giây.
Có thông tin cho rằng máy tính huấn luyện AI của DOJO là máy học nhân tạo mạnh nhất trên thế giới vì nó sử dụng những con chip 7nm để điều khiển 500,000 đơn vị huấn luyện cùng nhau. Tesla kỳ vọng rằng thế hệ sản phẩm kế tiếp sẽ mang lại sự cải tiến gấp 10 lần nữa nhưng vấn đề là Musk chưa sẵn sàng với chip mã nguồn mở.
Đâu là thiết kế chip của những ông lớn Trung Quốc?
Cho đến nay, chỉ có chip Silicon Kirin của Huawei là điểm nhấn đáng kể của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này trên toàn cầu. Chip Kirin đã được Huawei sử dụng trong những chiếc flagship bán ra trên toàn cầu nhưng thật đáng tiếc các lệnh cấm của Mỹ đã giới hạn dòng chip này lại.
Bên cạnh đó tình hình hiện tại cũng rất khó khăn đối với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này. Đầu tiên, các phần mềm EDA (Electronic Design Automation - Tự động thiết kế điện tử) cho chip bán dẫn của Trung Quốc có khoảng cách rất lớn so với các giải pháp của nước ngoài, và khoảng cách về phần mềm công nghiệp là gần như không thể bù đắp được. Bên cạnh đó các máy in thạch bản cho chip cũng rất khó mua, nhưng đây cũng là cơ hội tốt nếu như các nhà sản xuất Trung Quốc mạnh về thiết kế chip. Xét cho cùng, các công ty hàng đầu thế giới như Apple, Google và Nvidia đều không tự sản xuất chip, miễn là họ có thể tạo ra các bản thiết kế chip đẳng cấp thế giới, như vậy là đủ tốt rồi.
Các nhà sản xuất hàng đầu nêu trên đều đang đang hướng đến những con chip tự phát triển của riêng mình và mục đích của việc này là rất rõ ràng. Chip tuỳ chỉnh sẽ phù hợp hơn với nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Và bất kể vấn đề hiệu suất hay chi phí, các con chip tự phát triển đều sẽ hiệu quả hơn.
Theo: Gizchina
xu hướng mớiphân tíchteslaelon muskhisilicon kirinapple m1google tensordojo d1chip tự phát triểncác nhà sản xuất trung quốc