Một thử nghiệm độc lập với phần mềm bảo mật bên thứ ba trên Windows 8 chỉ ra: gần như tất cả các phần mềm chống Virus đều tương thích tốt. Điều ngạc nhiên là thậm chí không có sự can thiệp của bên thứ ba, Windows 8 vẫn có thể chống lại các mối đe dọa gần đây, điển hình như các đợt tấn công gây ra bởi lỗ hổng zero-day.
Nhà thẩm định về phần mềm an ninh của Đức, AV-Test.org, tiến hành thử nghiệm 2tháng một lần độ hiệu quả của những phần mềm bảo mật hàng đầu trên nền tảng Windows, đánh giá 26 phần mềm trong tháng Một và tháng Hai vừa qua đều đạt tiêu chuẩn, bao gồm cả phần mềm bảo mật trên Windows 8. Bởi Windows 8 tích hợp các biện pháp chống virus và chống phần mềm độc hại của Microsoft Security Essentials (MSE). Về cơ bản, Windows 8 luôn được bảo vệ.
Giám đốc điều hành AV-Test, Andreas Marx cho biết 'Windows 8 được cài đặt cùng với Windows Defender, chỉ là dưới một cái tên khác và được điều chỉnh tích hợp cho Windows 8, nhưng kết quả 'Certified' cũng không nhỉnh hơn là bao so với MSE (trên Win XP, Win Vista hoặc Win 7).'
Marx cũng bổ xung: vì Windows 8 có thể khắc phục 'hơn 80% những cuộc tấn công gây ra bởi lỗ hổng ‘zero – day’ ' nên Window 8 với Defender hoàn toàn ưu việt hơn máy chưa được cài đặt phần mềm bảo vệ.
Thử nghiệm còn cho thấy một số phần mềm hoạt động đặc biệt tốt. Bitdefender Internet Security 2013 dẫn đầu danh sách các phần mềm trả phí, với 17/18 điểm. BullGuard Internet Security 13.0 và Kaspersky Internet Security 2013 lần lượt đạt 16,5 và 16,0 điểm. Điểm yếu của cả hai phát sinh khi thử nghiệm với lỗ hổng zero – day vào hồi tháng Một, nhưng họ đã sửa chữa những lỗi này vào tháng Hai.
Đối với những phần mềm miễn phí, phần mềm hoạt động tốt nhất là AVG AntiVirus Free 2013 với 15,5 điểm, và Avast Free Antivirus 7 với 15 điểm. Những điểm nâng cấp của phiên bản Avast 8 không được tiết lộ cho đến cuối tháng Hai.
Hai phần mềm hoạt động kém hơn bản Windows 8 cơ bản với Windows Defender (11,5 điểm) là Comodo Internet Security Premium 6.0. và AhnLab V3 Internet Security 8.0 đều đạt 10,0 điểm. Hai phần mềm nhỉnh hơn Windows 8 cơ bản là: eScan Internet Security Suite 14.0 Microworld và Norman Security Suite Pro 10.0 đều ghi được 12 điểm.
Ông Marx nói: 'Nếu như một sản phẩm hoạt động kém hiệu quả hơn cả hệ thống cơ bản, thì người dùng nên cân nhắc cẩn thận khi cài đặt và sử dụng', đây như một lời khuyên lịch sự không nên sử dụng những phần mềm này.
Marx cũng chỉ ra rằng trong suốt các thử nghiệm của mình, AV-Test đã không vô hiệu hóa bất kì tính năng bảo mật nào của Windows 8. Nếu như có một tính năng bị vô hiệu thì đó là bởi các phần mềm bảo mật bên thứ ba. AV-Test cũng thay đổi phương pháp thử nghiệm của mình vào tháng Giêng, thay những kiểm tra về khả năng sửa chữa bằng kiểm tra hiệu suất làm việc, dù họ vẫn chưa làm rõ những yêu cầu của tiêu chuẩn về hiệu suất mới.
Theo ông, 'Khả năng sửa chữa sẽ có trong đánh giá chuyên môn từ bây giờ. Những kiểm tra đặc biệt này sẽ được thực hiện trong một thời gian dài và tập trung vào các tiện ích dọn dẹp máy tính độc lập.'
Thử thách thực sự cho Windows 8 là liệu nó cùng những phần mềm bên thứ ba sẽ xử lý lỗ hổng zero-day và các mối đe dọa như thế nào theo thời gian. Nếu Microsoft tiếp tục nâng cấp Windows Defender, ngay cả khi hệ thống 'cơ bản' của nó không có gì đáng ngạc nhiên, thì cũng đã có thể khiến người tiêu dùng ít quan tâm đến phần mềm bảo mật bên thứ ba.
Snow Q