Neil Harbisson đã cấy ghép một ăng-ten trong đầu
Neil Harbisson có lẽ là người máy nổi tiếng nhất. Khi được sinh ra, anh mắc bệnh mù màu nặng. Điều này khiến anh không nhìn thấy màu hoàn toàn.
Năm 2004, anh cùng với Adam Montandon, phát triển một thiết bị mà anh gọi là 'Eyeborg.' Nó dịch màu sắc thành âm thanh, nốt nhạc, đến bộ não của anh. Nó cho phép anh ta trải nghiệm màu sắc theo cách đó.
Năm 2010, Harbisson đồng sáng lập Quỹ Cyborg hỗ trợ những người khác cần hoặc muốn có một công nghệ cấy ghép. Harbisson trở thành gương mặt của phong trào người máy này vào năm 2013, khi bộ phim 'Cyborg Foundation' đã giành được giải thưởng lớn 100.000 USD từ Cuộc thi Nhà làm phim GE/Focus Forward.
Amal Graafstra có chip RFID trong bàn tay
Amal Graafstra đã cấy một chip RFID vào hai bàn tay của mình. Như bạn bạn có thể thấy, chúng gần ngón tay cái của anh trong bức ảnh X-quang.
Và anh đã thành lập công ty Dangerous Things bán bộ dụng cụ cấy ghép cho những người muốn làm như vậy.
Anh sử dụng các cấy ghép cho tất cả các loại vật. Ví dụ, anh lập trình cho chúng để mở khóa xe, nhà, và máy tính với cái vẫy tay. Nhờ vậy, anh không mất thời gian tìm kiếm chìa khóa bị mất hay mật khẩu bị quên.
Nữ nhà báo công nghệ Adi Robertson có một nam châm trong ngón tay
Một vài năm trước, Adi Robertson đã cấy một nam châm vào ngón tay đeo nhẫn của mình và tháng 6 vừa qua, cô đã đến thăm Dangerous Things, mua một con chip NFC, và cấy ghép vào trong bàn tay của cô.
Phát biểu với tờ The Verge, cô cho biết nam châm cho phép cô làm những việc như làm bay một nắp bia. Tuy nhiên, chip NFC 'nhàm chán' hơn cô nghĩ. Công nghệ giao tiếp trường gần (NFC )là một công nghệ không dây mới. Cô không sử dụng nó như một chìa khóa cho văn phòng hay căn hộ, hoặc để giữ thông tin thẻ tín dụng.
Giáo sư Kevin Warwick và vợ của ông có các thiết bị cấy ghép làm việc với nhau
Kevin Warwick là giáo sư Điều khiển học tại Đại học Reading, Anh, nơi ông làm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, robot và kỹ thuật y sinh.
Trong khi làm việc trên một cánh tay robot để giúp những người bị mất một chân tay, ông đã thử nghiệm trên chính mình. Ông cấy một thiết bị kết nối hệ thống thần kinh của mình trực tiếp với máy tính. Ông có thể sử dụng nó để điều khiển từ xa hoạt động đèn, máy sưởi, và máy tính.
Ngoài ra, người khác cũng có thể điều khiển thiết bị này. Vợ ông, bà Irena cũng cấy ghép thiết bị này vào cơ thể và có thể điều thiết bị trong cách tay của người chồng.
Tim Cannon cấy thiết bị giống như Fitbit vào cánh tay
Tim Cannon đã tạo ra một thiết bị theo dõi tất cả mọi thứ đang xảy ra với cơ thể, giống như một Fitbit, nhưng được cấy dưới da, chứ không chỉ được đeo trên người.
Nó được gọi là Circadia 1.0, và nó được đặt trong một hộp đen mà anh đã cấy vào cánh tay của mình. Anh kiểm soát nó bằng một máy tính bảng và anh có thể kết nối nó với các thiết bị khác trong nhà.
Anh từng chia sẻ với New York Daily News rằng: 'Nếu tôi trải qua một ngày căng thẳng, Circadia sẽ giao tiếp với nhà của tôi và sẽ chuẩn bị một bầu không khí thư giãn tốt nhất cho khi tôi về nhà như làm đèn dịu đi hay chuẩn bị một bồn nước nóng để tôi tắm'.
Khi thiết bị cấy ghép của Tim Cannon truyền dữ liệu nó sẽ sáng lên. Thiết bị thu thập và truyền các dấu hiệu quan trọng như nhiệt độ cơ thể, có thể được tải về các ứng dụng khác.
Biên đạo múa Moon Ribas có cảm biến được cấy vào phía sau đầu
Một dự án khác từ Cyborg Foundation được gọi là mở rộng giác quan 360 º. Đầu của biên đạo múa Moon Ribas sẽ rung khi có người tới gần cô từ phía sau. Trong mẫu thử nghiệm đầu tiên này, cô đeo thiết bị với một cặp hoa tai. Đôi bông tai cho phép cô ấy cảm thấy rung động trên tai trái nếu có ai đó đứng đằng sau bên trái và ngược lại.