Căn bệnh bí hiểm đang ám ảnh các phi hành gia vũ trụ

Căn bệnh bí hiểm đang ám ảnh các phi hành gia vũ trụ

Tất cả các phi hành gia đều phải có một thị lực hoàn hảo trước khi bay vào vũ trụ. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, các cuộc kiểm tra y tế phát hiện thị lực của các phi hành gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi trở về từ vũ trụ. Nguyên nhân chính xác vẫn còn là bí ẩn.


Năm 2005, sau khi làm việc được hơn nửa thời gian công tác ở Trạm vũ trụ quốc tế, phi hành gia John Phillips một ngày chợt nhìn ra cửa sổ hướng về trái đất và cảm thấy lạ. Dù thị lực của anh từng được đánh giá hoàn hảo, nhưng lần này nhìn về hành tinh mẹ anh lại thấy lờ mờ, và mất khả năng tập trung. Anh không báo cáo vấn đề thị lực của mình về trung tâm điều khiển trên mặt đất vì nghĩ nó chỉ tạm thời và sẽ tự trở lại bình thường sau một thời gian. Tuy nhiên, khi trở lại trái đất, phi hành gia này đã làm một số xét nghiệm nghiêm ngặt, và kết quả cho thấy thị lực của anh đã giảm từ 20/20 xuống còn 20/100.


Để làm rõ vấn đề này, NASA gửi Phillips tới thực hiện một loạt quy trình kiểm tra bao gồm chụp cắt lớp MRI, quét màng mắt, xét nghiệm khoan xương sống, và xét nghiệm thần kinh. Họ phát hiện không chỉ thị lực bị của Phillips bị suy giảm, mà bản thân mắt cũng bị tổn thương – các dây thần kinh thị giác bị viêm, mặt sau của mắt trở nên phẳng hơn, và nhãn cầu có các màng vằn lên, giống như bị co giãn. Sau 6 tháng, thị lực của Phillips tăng lên 20/50 và dừng lại ở mức này suốt 11 năm. Từ một người có thị lực cực tốt, có thể từ trong ô tô đọc tên các biển hiệu trên đường phố, giờ Phillips thậm chí còn không thể vượt qua kì thi giấy phép lái xe mà không đeo kính.



Phillips là trường hợp đầu tiên được công nhận về hội chứng bí ẩn đã ảnh hưởng 80% phi hành gia khi phải công tác lâu ngày trong vũ trụ. Hội chứng này được đặt tên là Hội chứng áp suất trong sọ dẫn tới tổn thương thị lực (VIIP), dựa theo giả thuyết áp suất trong sọ chính là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Trên trái đất, các chất lỏng trong cơ thể chảy xuôi về phía chân nhờ trọng lực, nhưng trong vụ trũ thì không. Các nhà khoa học cho rằng các chất lỏng trong hộp sọ đã làm gia tăng áp suất lên não và mặt sau của mắt. Giả thuyết này nghe cũng có lý, nhưng rất khó kiểm chứng.


Phương pháp chứng thực duy nhất để đo áp lực trong sọ là phải khoan một lỗ ở trên cột sống, hoặc một lỗ sau hộp sọ, cả hai phương pháp đều phải tác động quá sâu lên cơ thể người. Giáo sư J.D Polk, chuyên gia phẫu thuật trên các chuyến bay của NASA phát biểu: “[Phương pháp này] có nguy cơ lây nhiễm, và thật ra rất khó để làm các thao tác này trong môi trường vũ trụ. Chúng tôi không thích phải cố định một người rồi khoan một lỗ trên xương sống của anh ấy cho lắm.”





Tuy nhiên, hội chứng VIIP đã trở thành một vấn đề lớn trong chuyến bay tới Sao Hỏa, vì thế các nhà khoa học phải đua nhau tìm cho được nguyên nhân thực sự gây ra hội chứng này. Karina Marshall-Goebel tại Viện Y khoa Vũ trụ của Đức đang thực hiện một thí nghiệm trong đó cơ thể của người tham gia được mô phỏng có sự vận hành các chất lỏng giống như ở trong vũ trụ, tuy nhiên thí nghiệm nay bị ảnh hưởng bởi trọng lực, và cũng không thể giữ người thí nghiệm trong không gian lâu tương đương với thời gian các phi hành gia sống trên vũ trụ được. Bà phát biểu với tờ Washington Post rằng: “Đó là một môi trường đặc thù, không thể nào mô phỏng được nếu không đi vào vũ trụ.”


Một số nhà khoa học khác đang tìm các biện pháp ít tác động sâu lên cơ thể người hơn để tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng tăng áp suất trong sọ. Ông Eric Bershad, một nhà thần kinh học chăm sóc chuyên sâu tại trường Đại học Baylor nói rằng có lẽ sẽ tìm được nguyên nhân rõ ràng trong vòng 5 năm tới. Ross Ethier, một kỹ thuật viên y sinh tại trường Đại học Kỹ thuật Georgia, hiện đang nghiên cứu phát triển công cụ có thể hút chất lỏng chảy ngược xuống chân trong vũ trụ, nhưng việc sử dụng thiết bị này cũng không được thuận tiện lắm và không ai biết chính xác một người phải đeo nó trong bao lâu để không bị hội chứng VIIP. Ông nói: “Ngay bây giờ thì có cả triệu điều bạn có thể đo đạc, nghiên cứu, và bạn có thể cảm thấy bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu.”





Vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi các nhà khoa học thậm chí còn không chắc là Hội chứng áp suất trong sọ gây tổn thương thị lực là do áp suất cao trong sọ gây ra, hay do môi trường không trọng lực làm áp suất tăng lên. Một nghiên cứu về áp suất trong hộp sọ trong một chuyến bay theo đường parabol, trong môi trường không trọng lực trong vòng 25 giây, cho thấy lúc đầu có tăng áp suất trong hộp sọ, tuy nhiên khi trọng lực bằng 0 thì áp suất trong hộp sọ lại đi xuống. Kết quả này ngược với kết quả mà mọi người mong đợi.


Miheal Barrat, phi hành gia và là cựu giám đốc chương trình nghiên cứu con người của NASA cũng mắc hội chứng VIIP sau chuyến công tác 6 tháng trên một trạm vũ trụ năm 2009. Ông cho rằng việc nghiên cứu áp suất trong hộp sọ là rất quan trọng để có thể giải được câu đố hóc búa về nguyên nhân gây tổn thương thị lực, ngay cả khi phải tiến hành các quy trình can thiệp sâu vào cơ thể người. Còn một cách nữa là cấy ghép máy theo dõi áp suất tại các điểm khác nhau trong chuyến công tác.




Barrat cho rằng hội chứng tổn thương thị lực này có thể là một nguy cơ trong số rất nhiều nguy cơ đối với cơ thể người khi sống trong môi trường có trọng lực nhỏ. “Chúng ta đang chứng kiến những triệu chứng biểu hiện ở thị lực, thần kinh và mắt khi phải sống lâu dài ở môi trường không trọng lực, và tôi chắc chắc vấn đề này khá là mang tính toàn cầu.”


Vũ trụ chứa đựng bao hiện tượng kỳ bí mà có lẽ chẳng bao giờ khoa học có thể giải thích hết được.


Hải Hà tổng hợp

Từ khoá : Bí ẩn vũ trụ

TIN LIÊN QUAN

Cựu phi hành gia NASA từng đi bộ trên Mặt Trăng qua đời

Cựu phi hành gia John Young, người thứ 9 đi bộ trên Mặt Trăng, qua đời ở tuổi 87, Mirror đưa tin. Ông qua đời hôm 5/1 tại nhà riêng ở Houston, Texas, do những biến chứng của bệnh viêm phổi.

NASA thử nghiệm hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh có thể tàn phá Trái đất

NASA và nhóm các nhà khoa học đa quốc gia vừa thử nghiệm lần đầu hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất. Theo thông cáo báo chí của NASA, mục tiêu của họ là có khả năng “theo dõi và mô tả một tiểu hành tinh thực sự, ...

Dự báo một hành tinh sẽ đụng phải Trái Đất vào ngày hôm nay?NASA đưa ra phản hồi

Hôm nay sẽ là ngày tận thế, bởi hành tinh bí ẩn Nibiru sẽ va vào hành tinh Trái Đất, sát hại tất cả mọi người. Đây là tuyên bố của một chuyên gia, theo iflscience. Tuy nhiên, NASA hoàn toàn không tin vào điều này, và họ đã có một tuyên bố ngắn gọn

Tin đồn một hành tinh sẽ đụng phải Trái Đất vào ngày hôm nay?NASA đưa ra phản hồi

NASA chính thức lên tiếng trước nhiều tin đồn cho rằng hôm nay sẽ là ngày tận thế, do lo ngại hành tinh bí ẩn tên Nibiru sẽ va vào Trái Đất, sát hại tất cả mọi người. NASA đã có một tuyên bố ngắn gọn để làm giảm bớt nỗi lo sợ, theo Iflscience. ...

Phi hành gia của NASA: Vũ trụ đầy sự sống

Sau khi trải qua 230 ngày sống trong vũ trụ, một phi hành gia của NASA khẳng định người ngoài hành tinh đang ở khắp nơi trong vũ trụ.

Tiểu hành tinh từng qua mặt NASA sắp trở lại

Các nhà thiên văn học cho biết tiểu hành tinh 2012 TC4 nhiều khả năng sẽ tiếp cận Trái Đất vào ngày 12/10 ở khoảng cách 270.000km, Gizmodo ngày 3/8 đưa tin.

12/10/2017 NASA thử nghiệm hệ thống phòng thủ Trái đất

Mới đây, NASA đưa ra dự báo về một viên thiên thạch có khả năng va phải Trái đất vào ngày 12/10/2017. Cụ thể, đó là tiểu hành tinh 2012 TC4 với đường kính 30m, và nó sẽ đi ngang qua Trái đất ở khoảng cách cực gần - chỉ 6.800km (chỉ bằng 1/56 lần

NASA muốn bán trạm vũ trụ quốc tế ISS trong vòng 10 năm tới

Do khó khăn về tài chính cũng như mục tiêu nghiên cứu hiện giờ chủ yếu về sao Hỏa và các hành tinh xa hơn, NASA đang lên kế hoạch tìm đối tác để có thể bán được trạm vũ trụ quốc tế ISS (International Space Station).

THỦ THUẬT HAY

[Jailbreak] Stylish: Tweak tùy biến giao diện nhiều màu sắc cho iOS

Bạn là người yêu thích màu sắc rực rỡ và đang tìm kiếm một cách hiệu quả để tùy chỉnh lại giao diện trên chiếc iPhone hoặc iPad của mình? Nếu vậy, hãy thử qua tweak Stylish mới ra mắt từ nhà phát triển i0s_tweak3r nhé.

SkyDrive ở mọi nơi trong Windows 8.1

Một trong những thay đổi lớn nhất ở Windows 8.1 là việc tích hợp SkyDrive. Với Windows 8, SkyDrive hoạt động như một ứng dụng thông thường và bạn có thể cài đặt nó. Nhưng với Windows 8.1, SkyDrive đã được tích hợp sâu

5 mẹo đơn giản để cải thiện tốc độ máy tính của bạn

Bạn có thể cải thiện tốc độ bằng việc thêm RAM, nâng cấp CPU, hoặc thay thế ổ cứng bằng ổ SSD. Tất cả những giải pháp này đều tốn tiền nhưng không giải pháp nào trong số chúng giải quyết được vấn đề cơ bản. Phần cứng

Tăng cường bảo mật trình duyệt web với 7 tiện ích mở rộng của Chrome

Người dùng Internet ngày càng phải đối mặt với nhiều cạm bẫy hơn. Và cho dù bạn đã rất cẩn thận nhưng đôi khi vẫn có những trường hợp hi hữu xảy đến. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy tăng cường tính bảo mật cho khi

Hướng dẫn thay đổi nhạc chuông cuộc gọi và tin nhắn trên máy tính Mac

Với tính năng Continuity, người dùng có thể làm việc tiếp tục công việc đang là dở trên Mac chuyển qua iPhone hoặc iPad. Trong đó có thể nói tính năng nhận cuộc gọi, tin nhắn trên máy Mac là một tính năng khá hữu ích.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Infiniti QX60 - Bất ngờ ở phân khúc crossover hạng sang

Infiniti QX60 là mẫu xe mang lại nhiều điều bất ngờ với những ưu điểm ở trang bị tiện nghi, thiết kế ngoại thất và động cơ.

Đánh giá nhanh Toyota Crown 2018: Sedan hạng sang cỡ lớn dành cho Nhật Bản

Mẫu sedan hạng sang cỡ lớn Toyota Crown 2018 đã ra mắt Nhật Bản với thiết kế táo bạo, nội thất cao cấp hơn và 3 tùy chọn động cơ bên dưới nắp capô.

Đánh giá camera kép trên Galaxy J7+ xóa phông cùng nhiều tính năng cao cấp như Galaxy Note 8

Tiếp nối thành công của Galaxy J7 Pro và J7 Prime, Samsung tiếp tục tung ra Galaxy J7 Plus ở phân khúc tầm trung với điểm nổi bật nhất là camera kép ở mặt sau phục vụ nhu cầu chụp ảnh chân dung xóa phông (Live Focus),