Samsung Galaxy S7 Edge được trang bị màn hình Super AMOLEDTrong nhiều năm trở lại đây, Samsung luôn có một con át chủ bài về phần cứng khi nói đến smartphone và tablet, đó là công nghệ màn hình hiển thị Super AMOLED do chính họ nghiên cứu và phát triển. Vậy phải chăng gã khổng lồ Hàn Quốc cũng đang thống trị cả ngành sản xuất màn hình?
Kể từ khi dòng điện thoại cao cấp Galaxy S ra đời vào năm 2010 thì Samsung đã luôn mang công nghệ Super AMOLED lên các sản phẩm của mình để tạo nên dấu ấn đặc biệt đối với người tiêu dùng. Gần đây, không chỉ dừng ở điện thoại mà họ đã đưa Super AMOLED lên cả các dòng máy tính bảng mới như Tab S.
Việc có thể sản phẩm có một cấu kiện phần cứng quan trọng như vậy dĩ nhiên mang lại cho bất kỳ công ty nào một lợi thế không hề nhỏ trong ngành. Nhưng với riêng Samsung, vị thế của họ còn hơn vậy nhiều.
Báo cáo thị trường mới nhất cho hay, hiện Samsung đang nắm giữ tới 30% thị phần của ngành công nghệ sản xuất màn hình diot phát quang hữu cơ ma trận động (tiếng Anh là “Active Mode Organic Light-Emitting Diode” – viết tắt AMOLED) dành cho các thiết bị cỡ vừa và nhỏ.
Cụ thể, báo cáo từ IHS cho biết Samsung Electronics thống trị với 30.6% thị phần dựa trên doanh số và các màn hình AMOLED của Samsung cũng chiếm 14.4% toàn bộ sản phẩm loại này bán ra trên thị trường.
Nhưng Samsung vẫn chưa phải là công ty độc quyền, bởi ngoài ra còn có các công ty khác cũng sản xuất các loại màn hình tương tự, trong đó có Japan Display với 17.1% thị phần, LG Display chiếm 12/9%, SHARP với 8.9% và AUO đến từ Đài Loan với 4.9%. Ngoài ra, còn có những cái tên ít được biết đến hơn như New World Electronics, BOE và Innolux – mỗi hãng nắm ít hơn 5% thị phần.
Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc là nơi đóng góp lớn nhất vào doanh thu từ màn hình AMOLED cho Samsung với mức tăng trưởng doanh số hàng năm 20.2%, tương đương giá trị 2.96 tỷ USD. Còn nếu tính về số lượng sản phẩm, Samsung đã cho xuất xưởng 90.15 triệu đơn vị trong Quý 1 năm 2016, tăng trưởng bùng nổ tới 60.16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù nhiều người dùng chỉ biết các sản phẩm bề nổi của Samsung như smartphone hay TV, nhưng thực tế hãng còn kiếm được nhiều tiền hơn từ ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. Lý do là Samsung không chỉ làm để phục vụ lắp ráp sản phẩm của mình mà họ còn gia công cho các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối trên khắp thế giới.
Một ví dụ cụ thể là Samsung mới đây đã bắt đầu bán màn hình AMOLED dạng cong (nổi tiếng với TV và điện thoại Galaxy S6 Edge) cho các đối thủ Trung Quốc như Vivo. Hay đình đám hơn là thương vụ trị giá hàng trăm triệu USD sản xuất màn hình AMOLED cho Apple.
Chiến lược này có vẻ tiềm ẩn rủi ro, nhưng thực tế là mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho hãng trong dài hạn. Và Samsung cũng không hề lo lắng về việc thất thoát hay bị ăn cắp công nghệ, bởi các linh kiện được chính Samsung gia công ngay tại các nhà máy của mình và chỉ chuyển thành phẩm cho các OEM khác để lắp ráp mà thôi.
Xem thêm:
- Samsung đang thống trị thị trường màn hình OLED
- Samsung sẽ ra mắt smartphone màn hình gập ngay trong năm sau
- Tổng hợp kiến thức về màn hình và độ phân giải trên smartphone