Shigir Idol là bức tượng cổ xưa khắc từ thân cây thông được phát hiện vào ngày 24 tháng 1 năm 1894 ở độ sâu 4 m trong đầm lầy than bùn của Shigir. Với niên đại 11 000 năm tuổi, nó được xem như bức tượng gỗ lâu đời nhất từng được phát hiện, bao phủ với một thông điệp bí ẩn khi có tuổi đời gấp 3 lần tuổi của Kim tự tháp Giza.
Theo các chuyên gia, phần vỏ (bức tượng) cổ xưa này mang thông điệp được mã hóa nói về sự sáng tạo ra thế giới, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải đoán được các mật mã này.
Người ta tin rằng bức tượng có niên đại ít nhất gấp 2 lần các Kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: Constantin Voutsen
Được xem là một trong những bức tượng bí ẩn nhất từng tìm thấy trên Trái Đất, bức tượng được các thợ mỏ vàng phát hiện tại dãy núi Ural vào năm 1890. Mang thông điệp được mã hóa khắc trên bề mặt – bức tượng Shigir Idol có niên đại ấn tượng 11.000 năm, khiến nó gần như gấp 3 lần tuổi Kim tự tháp Ai Cập và tượng đài cự thạch Stonehenge ở Anh.
Idol – bức tượng gỗ kì lạ với bảy mặt do các thợ mỏ vàng tình cờ phát hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng của Yekaterinburg, Nga. Theo các nhà khoa học, chỉ một trong số 7 mặt của bức tượng là có dạng không gian 3 chiều. Sau nhiều năm nghiên cứu món đồ tạo tác này, hai nhà khoa học Đức đã xác định niên đại của nó là 11 000 năm tuổi.
Tuy nhiên, không ai hiểu cũng như giải mã được thông điệp mà bức tượng mang đến. Hơn nữa, người ta cũng chưa giải thích được tại sao Shigir idol – được cho là được khắc bởi những người cổ đại thời kì Đồ Đá Giữa – lại trông như vậy, với đầu hình bầu dục, 7 khuôn mặt, và tại sao nguyên bản nó cao đến 5.3 m, thật sự là khổng lồ, chứ không phải là thứ gì đó nhỏ hơn?.
Tại một hội nghị khoa học ở Yekaterinburg, Nga, các chuyên gia quốc tế có liên quan, GS. Mikhail Zhilin nói về bức tượng, cao 5.3m khi đứng thẳng nguyên gốc, được làm từ thân cây thông, với phần chân và đầu dùng các công cụ silicon để khắc.
“Bề mặt bức tượng được mài bóng bằng chất mài mòn có hạt mịn, sau đó được khắc bằng đục. Ít nhất người ta đã dùng 3 cái với độ rộng lưỡi khác nhau”, Siberian Times cho biết.
Bảy khuôn mặt của Shigir Idol
Các chuyên gia kết luận: bảy khuôn mặt của bức tượng là “được khắc sau dùng bởi vì ngoài đục ra, người ta còn dùng đến công cụ đặc biệt – được làm từ hàm dưới của hải ly.”
GS Zhilin bổ sung: “Hải ly được sinh ra để đục khoét cây. Nếu bạn mài sắc răng của hải ly, bạn sẽ có một công cụ rất thuận tiện để chạm khắc những bề mặt lõm.”
Các nhà khoa học cũng phát hiện được “các công cụ” được tạo từ răng hải ly tại một khu vực khảo cổ tương tự gọi là Beregovaya 2 cùng thời kì.
Svetlana Panina, người đứng đầu bộ phận khảo cổ học tại Bảo tàng Lịch sử Địa phương vùng Sverdlovsk, nói: “Chẳng hạn như khi tạo ra những lỗ tròn hơn”.
Và mặc dù chúng tôi có thể đã khám phá ra những dấu vết bí ẩn đã được hình thành trên bề mặt bức tượng, nhưng chúng tôi vẫn không hiểu rõ mục đích chính xác của bức tượng Shigir Idol, thông điệp mà nó ẩn chứa, và tại sao nó lại có vẻ giống bất cứ gì ngoại trừ những người cổ đại cách đây 11.000 năm.
Bức tượng 7 mặt bí ẩn Idol được trưng bày trong một chiếc quách bằng kính tại bảo tàng ở Yekaterinburg, Nga. Ảnh: Siberian Times.
Những người tạo ra Idol đang muốn nói điều gì? Những người cổ đại đã khắc thông điệp nào lên mặt bức tượng 11 000 năm trước? Và tại sao những người tạo ra nó lại quyết định “chế tạo” một bức tượng khổng lồ cao đến 5.3 m tại nơi đầu tiên đó?
Tượng Shigir Idol nhìn từ bên cạnh
GS Zhilin – một nhà khoa học hàng đầu của Viện Khảo cổ thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, đã từng nói về “cảm giác kính nể” của ông khi nghiên cứu bức tượng, gần gấp ba tuổi Kim tự tháp Giza Ai Cập và tượng đài đá cự thạch Stonehenge ở Anh.
Ông nói: “Đây là một kiệt tác thực sự, nó mang một giá trị và sức mạnh cảm xúc lớn lao. Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc độc đáo nhất từng được tìm thấy; không có phiên bản tương tự nào khác trên thế giới. Nó rất sống động và đồng thời rất phức tạp. Toàn bộ bức tượng được bao phủ không gì khác ngoài thông tin mật mã.”
Các chuyên gia nghiên cứu bức tượng đã thống nhất kết luận các thông điệp được khắc trên bức tượng vẫn là “một bí ẩn hoàn hảo đối với con người hiện đại”.
Ngự Yên (theo ancient-code)