TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Top 10 vũ khí lợi hại nhất thời Tam Quốc, số 1 bạn khó có thể tưởng tưởng nổi

Tam Quốc là thời kỳ phân tranh giữa 3 nước lớn là Ngụy – Thục – Ngô, đây là một trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt nhất và cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Dưới đây là 10 vũ khí lợi hại nhất được sử dụng trong thời kỳ này:

10. Dao thất tinh – Tào Tháo

Lý do: Điểm mấu chốt của bảo đao không phải là giết kẻ thù mà nằm ở bảo vệ tính mạng

Lại nói Đổng Trác chuyên quyền, ngang ngược, tàn bạo, bất nhân. Lấy lý do thiết đãi yến tiệc mừng sinh nhật của mình Vương Tư Đồ mời một nhóm cựu thần tời nhà mình bàn chuyện quốc sự.

Bài viết liên quan:

Trong bữa tiệc, Vương Tư Đồ khóc lóc kể lể Đổng Trác hung ác, Tào Tháo nhận lệnh ám sát Đổng Trác và được Vương Tư Đồ cho mượn bảo đao thất tinh.

Tuy nhiên, Đổng Trác có Lã Bố bảo vệ, nhiệm vụ ám sát quả là thập tử nhất sinh. Tào Tháo vốn túc trí đa mưu, không biết tại sao lúc này lại bốc đồng nhận lời như vậy. Có lẽ Tào Tháo sớm đã tính kế thoát thân, cho nên nhất định phải mang theo bảo đao đi ám sát.

Khi Tào Tháo rút dao định ám sát Đổng Trác thì suýt nữa bị phát hiện, buộc phải lấy cớ tặng bảo đao cho Đổng Trác.

9. Song kiếm – Lưu Bị

Nghe nói, song kiếm này tên là Uyên Ương Kiếm, Uyên kiếm dài ba thước bảy tấc (khoảng 1,23 mét), Ương kiếm dài 3 thước 4 tấc (khoảng 1,13 mét). Uyên Ương kiếm cùng với Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ và Bát Xà Mâu của Trương Phi được chế tạo ở cùng một nơi.

Tuy song kiếm này không có cơ hội vang danh trên chiến trường nhưng Lưu Bị vẫn thành danh nhờ vào hai huynh đệ của mình.

Mặc dù ai cũng biết “Tam anh chiến Lã Bố”, Lưu Bị chỉ là góp mặt cho đủ số lượng, nhưng chỉ cần nói đến Trận Hổ Lao Quan, Lưu Bị cùng song kiếm của mình vẫn được người đời nhắc đến.

8. Cung – Hoàng Trung

Hoàng Trung giao đấu cùng Quan Vũ, ngày đầu tiên đấu 100 hiệp bất phân thắng bại, ngày hôm sau lại đấu 50 – 60 hiệp. Ngày thứ 3, Hàn Huyền lệnh cho Hoàng Trung sử dụng cung tên bắn chết Quang Vũ. Hoàng Trung nhận lệnh nhưng vì báo ơn lần giao chiến trước Quan Vũ không giết nên không đành lòng lấy đi tính mạng Quan Vũ.

Thế là, hai lần đầu Hoàng Trung chỉ kéo cung nhưng không bắn. Quan Vũ cho rằng Hoàng Trung sẽ không bắn tên nên buông lỏng cảnh giác, lại bị Hoàng Trung bắn mũi tên thứ 3 trúng ngay chóp mũ. Lúc này, Quan Vũ mới biết Hoàng Trung có tài nghệ thiện xạ.

Bởi vậy, mới biết đâm sau lưng khó lòng phòng bị

7. Song thiết kích – Điển Vi

Song thiết kích: kích tay trái nặng 39 cân, kích tay phải nặng 41 cân (cân = 1/2 kg) được chế tạo bằng sắt bình thường nhưng được Điển Vi sử dụng trong tay như bay, chiến đấu anh dũng như đi vào chỗ không người.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, xét về võ tướng thì Điển Vi xếp hàng đầu tiên nhưng Điển Vi không nổi tiếng lắm do mất sớm, không tham gia vào những trận đánh kinh điển.

Điển Vi, thành cũng nhờ song thiết kích, bại cũng là song thiết kích.

Thật đáng tiếc, song thiết kích có một không hai cuối cùng không được lưu lại.

6. Thanh Công kiếm – Triệu Vân

Tào Tháo có hai thanh gươm báu, một thanh gọi là “Ỷ Thiên” và một thanh gọi là “Thanh Công”. Thanh “Ỷ Thiên” Tháo đeo luôn bên mình, còn thanh “Thanh Công” thì giao cho Hạ Hầu Ân giữ.

Thanh kiếm Thanh Công sắc bén vô cùng, ở trong tay Hạ Hầu Ân chỉ là vật trang trí nhưng đến tay Triệu Vân lại trở thành vũ khí hủy diệt.

Triệu Vân mang A Đẩu, đánh xa dùng thương, đánh gần dùng kiếm giết quân địch máu chảy như suối.

Đánh đâu thắng đó không gì cản nổi, không ai có thể ngăn. Trong trận Đương Dương, Trường Bản, Triệu Vân đã cứu A Đẩu giữa trăm vạn quân Tào, lấy mạng hàng chục viên tướng, bởi vậy Thanh Công kiếm trở thành vũ khí lợi hại khiến cả thiên hạ ngưỡng mộ.

5. Bát Xà Mâu – Trương Phi

Toàn bộ Bát Xà Mâu được chế tạo bằng thép ròng, cán mâu dài một trượng, mũi thương dài 8 tấc, lưỡi hai cạnh sắc bén và uốn lượn hình con rắn.

Tại cầu Trường Bản, Trương Phi đứng vểnh râu hùm, trợn tròn hai mắt, tay cầm xà mâu khiến không ai dám tiến lên chém giết.

Trương Phi hét lên 3 tiếng khiến Hạ Hầu Kiệt thân cận bên Tào Tháo sợ vỡ gan, ngã ngựa chết. Tào Tháo cũng sợ hãi tới mức quay ngựa bỏ chạy.

Trương Phi oai dũng, xà mâu hung hãn, trên cầu Trường Bản ghi danh sử sách.

Tuy Tam Quốc có nhiều anh hùng, nhưng như Trương Phi đơn thương độc mã dọa lùi trăm vạn quân địch thì chỉ có một không hai.

4. Thanh Long Yển Nguyệt Đao – Quan Vũ

Thanh Long Yển Nguyệt Đao còn gọi là “Lãnh Diễm Cưa”. Đao dài 9 thước 5 thốn, nặng 82 cân (cân = 1/2 kg). Trong tiểu thuyết có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Người ta cho rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Thanh đao này cũng đã lấy mạng 1780 người.

Những điển cố liên quan đến Quan Vũ có thể nói là nhiều nhất, ví dụ như: hâm rượu trảm Hoa Hùng, chém Nhan Lương, Văn Xú, qua 5 cửa trảm 6 tướng, đơn đao đi gặp đều là những câu chuyện nổi tiếng.

Hơn nữa, những điển cố này đều là Quan Vũ đơn thương độc mã xông pha trận địa, xem trăm vạn quân địch như không có gì, chỉ cần giơ tay chém xuống một đao là có thể giải quyết trận đấu.

Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị một tướng của Đông Ngô là Phan Chương chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con của Quân Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này.

Vì vậy, quan đao của Quan Vũ đã trở thành vũ khí nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc 5000 năm.

3. Phương Thiên Họa Kích – Lã Bố

Phương Thiên Họa Kích, binh khí cổ đại, ở cán kích có trang bị mũi thương, hơi nghiêng. Hình dáng của kích được phát triển từ thương hoặc giáo, nhưng có thêm hai lưỡi thép tựa như trăng lưỡi liềm ở hai bên (hoặc chỉ một bên).

Trong tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, sử dụng loại vũ khí này hầu hết là thiên binh thiên tướng, mà trong người phàm sử dụng phương thiên họa kích nổi tiếng nhất là Lã Bố.

Lã Bố cầm phương thiên họa kích trong tay làm cho bao anh hùng hào kiệt phải hạ vũ khí bái phục, là người duy nhất một mình chấp cả ba anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi.

2. Sắc đẹp – Điêu Thuyền

Lời bình: Có ai chống đỡ được mỹ nhân ngoảnh đầu lại mỉm cười?

Xếp hạng võ tướng Tam Quốc phải xét nhiều mặt, người đứng thứ 2 cũng phải phân vân nhưng xếp thứ nhất là Lã Bố thì chắc không ai phản đối.

Lã Bố uy dũng trên chiến trường không có ai là đối thủ, anh hùng hảo hán đông như vậy mà không ai dám đánh nhau tay đôi cùng hắn. Nhưng điểm yếu lớn nhất của Lã Bố là kiên quyết giữ một người phụ nữ yếu đuối trong tay, đó chính là Điêu Thuyền.

Trong Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền ra, không ai có khả năng này.

1. Miệng lưỡi – Gia Cát Lượng

Lời bình: Giết người bằng cách vô hình, không rơi một giọt máu.

Vũ khí hữu hình rất lợi hại, có mức độ và phạm vi sát thương nhất định, không đáng để ghi chép nhưng vũ khí vô hình có thể tạo ra ảnh hưởng lớn mà văn chương không thể tả nổi.

Lưỡi chỉ dài ba tấc, mềm mại mà không chịu nổi bất cứ vật cứng nào châm chọc. Tuy là vật không ra gì nhưng nó có sức mạnh hủy diệt nhất trên thế giới này.

Lưỡi đặt trong miệng của người nông phụ thì chỉ để lưu truyền tin tức gia đình, tin đồn, chửi bới. Lưỡi đặt trong miệng người võ dũng thô lỗ thì giống như loa phát thanh công suất lớn. Nhưng đặt trong miệng quân vương lại trở thành lời miệng vàng lời ngọc, nhất ngôn cửu đỉnh.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, miệng lưỡi của Gia Cát Lượng từng định ra thế chân vạc trong thời Tam Quốc, từng khẩu chiến với đám nho sĩ mà sừng sững bất khuất, lại từng một câu “vừa mất phu nhân lại thiệt quân” khiến Chu Du tức giận, dập tắt nhuệ khí của mình thét lên “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng” rồi qua đời, còn từng dùng miệng lưỡi như lò xo mượn được Kinh Châu mà không trả, hơn nữa chỉ một cuộc nói chuyện ngắn ngủi đã khiến tư đồ Vương Lãng ngã ngựa mà chết.

Tuy Chu Du không phải là do Gia Cát Lượng trực tiếp mắng chết nhưng chỉ một câu “Diệu kế Chu Du an thiên hạ, vừa mất phu nhân lại thiệt quân” đã khiến Chu Du nhục nhã, chỉ nghĩ tới thôi đã không muốn sống, tức khí mà chết.

Lần thứ ba Lưu Bị đến nhà tranh mời Gia Cát Lượng rời núi, Lượng không ra nhà tranh đã biết phân ba thiên hạ. Gia Cát Lượng phân tích cho Lưu Bị nghe thời thế, lập ra cục diện chia ba thiên hạ. Sau này, quả nhiên như lời Gia Cát Lượng nói, thế chân vạc chia ba thiên hạ được hình thành.


TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh Toàn Thân

Toàn Thân

Biên tập viên

Từ khoá :

Xem gì ?

Bạn quan tâm