Nhìn 1 vòng quanh thế giới thì hiện tại Brazil đã cho dừng các xí nghiệp xử lý rác thải nhiều tháng vì dịch bệnh, Indonesia thì đang chứng kiến vô số găng tay y tế và tấm che tấm bắn đã sử dụng dồn đống ở bên sông và trôi nổi khắp nơi, tại Uganda thì đang hết các điểm xử lý rác thải và hầu như không thể tái chế được các dạng plastic được thải ra. Vấn đề lớn hơn là bởi nỗi lo bị nhiễm virus trong quá trình làm việc đã dẫn đến việc đóng cửa các điểm xử lý rác thải và nhiều vật liệu đáng lẽ có thể tái chế được đã bị đem đốt hoặc chôn đi.
Việc phân loại nhầm này làm cho rất rất nhiều các thiết bị bảo vệ cá nhân được phân loại nhầm sang dạng độc hại và phải đem đốt, một sự lãng phí rất lớn. Lý do của việc này là do các cảnh báo hồi dịch mới bắt đầu về việc virus có thể tồn tại rất lâu ở trên bề mặt, tạo nên 1 ấn tượng rất xấu về số rác được thải ra từ các cơ sở điều trị bệnh nhân covid, vậy nên hầu như tất cả rác được thải ra từ đây đều được chuyển ra chỗ đốt rác.
Theo người đứng đầu nhóm quản lý chất thải y tế của Hiệp hội xử lý chất thải rắn quốc tế thì hiện không có đường lây truyền virus thông qua rác thải, tuy nhiên vì vấn đề ai cũng nói tất cả những thứ liên quan đến dịch bệnh đều là rác thải y tế nên giờ đây các hệ thống xử lý rác thải đang bị sức ép rất nặng nề.
Quay trở lại ví dụ tại Brazil khi dịch bùng phát tỷ lệ chất thải có thể tái chế tăng lên 25% trong năm 2020, phần lớn vì nhu cầu mua sắm online tăng cao. Nhưng các chương trình tái chế ở hầu hết các thành phố lại bị dừng lại nhiều tháng vì các lệnh phong tỏa và theo nghiên cứu mới đây cho thấy số vật liệu tái chế được sử dụng giảm tới 16 nghìn tấn, tương đương với việc bị lãng phí khoảng 1.2 triệu đô mỗi tháng. Sự lãng phí cũng thể hiện qua việc mỗi 1 tháng bị hoãn xử lý rác thải sẽ tương đương với việc bị mất số điện sinh hoạt cho hơn 152 nghìn hộ gia đình.
Một thách thức nữa về việc xử lý rác chính là các dụng cụ phòng hộ đã qua sử dụng cũng đang chất đống ở nhiều nước. Số liệu cho thấy có khoảng 8 triệu m3 plastic đã bị thải ra biển từ khi dịch bệnh bắt đầu trong khi đáng lẽ rất nhiều dụng cụ phòng hộ không độc hại, chỉ cần khử khuẩn lại là có thể tái sử dụng. Hầu hết chúng sẽ bị dồn chung vào các rác thải y tế khác và bị đem đi xử lý. Theo ước tính của Chương trình môi trường LHQ các cơ sở y tế trên toàn cầu thải ra khoảng 3.5kg chất thải y tế/1 người/1 ngày. Nếu nhân thử lên với con số khoảng 59 triệu nhân viên y tế theo ước tính của WHO thì sẽ thấy đó là 1 con số lớn đến mức nào.
Việc không phân loại này còn dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khác, nhất là ở các nước nghèo khi việc nhặt rác ở các bãi rác thành phố được diễn ra thường xuyên dẫn đến nguy cơ những người nhặt rác bị các mũi xilanh đã qua sử dụng đâm phải, làm nhiễm trùng. Thêm nữa có dấu hiệu về việc các nhóm tội phạm đã và đang mua lại các dạng xilanh và lọ vaccine đã qua sử dụng để đóng lại và bán đi với mục đích lừa đảo, làm ảnh hưởng đến công cuộc chống dịch của nhiều nước.
Ở Việt Nam từ khi dịch bệnh bắt đầu cũng đã và đang có nhiều lần công an phát hiện những người thu mua đồng nát mua lại khẩu trang được thải ra và cả các bộ đồ bảo hộ đã qua sử dụng để về giặt đi đóng gói lại. Dù chính quyền cũng đã đưa ra các mức phạt về việc vứt bỏ khẩu trang nhưng hầu như chưa có nhiều người bị phạt về việc này. Vậy nên cũng cần phải có những đánh giá chi tiết và phân loại rõ các dạng rác thải y tế được tạo ra do đại dịch để tránh những lãng phí không đáng có.
Tham khảo NYT
sức khoẻcoronacovid-19