Theo dự báo, khoảng 650.000 người Mỹ sẽ thiệt mạng vì lạm dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện này trong 10 năm tới. Cuộc khủng hoảng có thể thêm phần nghiêm trọng khi một loạt thuốc gây nghiện nhóm opioid được sản xuất tại các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc và Mexico nay đã và đang tìm cách len lỏi vào nước Mỹ.
Gốc rễ của làn sóng hủy hoại nhiều cuộc đời này bắt nguồn từ những công ty dược phẩm thúc đẩy bán thuốc giảm đau nhóm opioid theo toa cho hàng triệu người. Khi nhu cầu tăng cao, loại thuốc này bắt đầu được bán bất hợp pháp.
1861-1865: Trong cuộc Nội chiến, các bác sỹ thuường sử dụng morphine như 1 loại thuốc giảm đau nhanh tại chiến trường, rất nhiều binh sỹ sau này đã bị triệu chứng phụ thuộc vào morphine những năm về sau.
1898: Heroin được giới thiệu ra thị trường bởi Bayer, tại thời điểm đó người ta nghĩ nếu sử dụng heroin sẽ bớt phụ thuộc vào thuốc hơn là morphine, vì vậy heroin được phát cho các bệnh nhân đang nghiện morphine, một sai lầm chết người có thể coi là bước 'vẽ đường cho hươu chạy' cho việc bùng phát người nghiện ma túy.
1914: Quốc hội thông qua đạo luật Harrison, yêu cầu các bác sỹ phải kê đơn cho các loại thuốc gây nghiện như opioid và cocaine. Các công ty nhập khẩu, sản xuất và phân phối thuốc gây nghiện phải đăng ký với Bộ Tài Chính và phải nộp thuế cho các sản phẩm này.
1924: Đạo luật chống ma túy được đưa ra để cấm toàn bộ việc sản xuất và bán heroin tại Mỹ.
1970: Đạo luật kiểm soát các chất dạng gây nghiện ra đời. Đạo luật này chia các chất có nguy có lạm dụng thuốc vào các nhóm. Heroin ở trong nhóm 1, nhóm nguy hiểm nhất, tiếp đến là morphine, fentanyl, oxycodone và methadone thuộc vào nhóm 2. Vicodin - 1 hợp chất của hydrocodone-acetaminophen - vẫn được liệt vào nhóm 3 cho tận đến tháng 10-2014 mới được chuyển vào nhóm 2.
1980: Một lá thư được đăng trên tạp chí Y học New England chỉ ra các số liệu về việc nghiện thuốc trong 1 nhóm các bệnh nhân được điều trị nội trú, dù đây không phải là 1 nghiên cứu chính thức nhưng sau này các số liệu cũng như nội dung của bức thư được trích dẫn rất nhiều lần như là 1 bằng chứng về việc sử dụng chất gây nghiện là 1 phương pháp điều trị an toàn với các cơn đau mạn tính.
1996: OxyContin, một dạng khác của oxycodone với khả nặng phóng thích dược chất kéo dài trong khoảng 12 giờ được giới thiệu và quảng cáo rầm rộ bởi Purdue Pharma như là 1 dạng giảm đau an toàn hơn so với các loại thuốc khác, đây có thể coi là nguồn cơn của cuộc khủng hoảng opioid tại Mỹ.
2007: Chính quyền liên bang đưa ra các cáo buộc hình sự chống lại Purdue Pharma về những quảng cáo định hướng sai lạc rằng OxyContin an toàn hơn và khó có khả năng gây nghiện hơn so với các dạng opioid khác. Kết quả là Purdue Pharma bị kết luận có tội và phải chi trả 634.5 triệu USD tiền phạt.
2010: chấp nhận 1 công thức mới giúp giảm mức độ lệ thuộc thuốc của OxyContin, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người vẫn tiếp tục lạm dụng thuốc.
2015: DEA thực hiện chiến dịch Pilluted, bắt giam 280 người gồm 22 bác sỹ và dược sỹ, toàn bộ chiến dịch được tiến hành trong vòng 15 tháng tập trung vào những nhân viên y tế có 'vết' về việc phát tán một lượng lớn opioid đến cho người dùng. Đây cũng được coi là vụ bắt giữ lớn nhất trong lịch sử của DEA có liên quan đến thuốc có chỉ định.
2016: CDC xuất bản Hướng dẫn kê toa có chỉ định liên quan đến chất có dạng thuốc phiện tới bệnh nhân bị đau mạn tính. Các khuyến cáo bao gồm kê toa các thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen và ibuprofen thay cho opioid. Các bác sĩ được khuyến khích hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục và điều trị hành vi khi đối phó với cơn đau thay vì dùng thuốc.
2017:
Tháng 3, anh Đỗ Năm Trăm ký sắc lệnh kêu gọi thành lập ủy ban về phòng chống ma túy và khủng hoảng Opioid.
Tháng 7, Nhà trắng yêu cầu Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng để chống lại cuộc khủng hoảng này.
Tháng 8, Tổng thống họp báo ngắn gọn và thông báo sẽ có nhiều biện pháp phản ứng mạnh mẽ về luật liên quan đến opioid. Sau buổi họp báo vài ngày, Nhà trắng đưa ra thông cáo báo chí khẳng định tổng thống đang sử dụng toàn bộ quyền hành của mình để xử lý tình trạng khẩn cấp này.
Tháng 9, chuỗi dược phẩm CVS thông báo sẽ áp dụng các biện pháp thắt chặt về việc kê đơn có liên quan đến opioid, bao gồm việc chỉ kê 7 ngày thuốc đối với những bệnh nhân mới điều trị.
Tháng 10, cuối cùng sau nhiều trì hoãn, anh Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng liên quan đến opioid.
2018: 6 tỷ USD đã được bơm vào các hoạt động phòng ngừa và thi hành luật liên quan đến cuộc chiến chống lại lạm dụng opioid.
Chúng ta cùng xem với các hành động mạnh mẽ như vậy thì Mỹ có dập được vấn nạn này hay không
2008 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy
2011 - Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
2017 - Phê duyệt chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020
Hiện tại ở Việt Nam có khoảng hơn 200,000 người nghiện ma túy, việc áp dụng nhiều phương pháp theo dõi và điều trị cũng như các phương pháp tuyên truyền như các tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức về mức nguy hiểm của ma túy tại thời điểm hiện tại cũng có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên giờ mình thấy các dạng ma túy tổng hợp đang phát triển mạnh, cũng như các loại thuốc mập mờ giữa ranh giới gây nghiện vẫn đang được mua bán 1 cách khá dễ dàng thì việc ngăn chặn hay giảm thiểu số người nghiện hàng năm cũng là cả 1 thách thức rất lớn.
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này? Liệu Việt Nam mình có khả năng bị bùng phát giống như Mỹ không?