Đồng hồ tận thế (Doomsday Clock) là một chiếc đồng hồ mang tính hình tượng được các nhà khoa học thuộc tờ báo Bulletin of the Atomic Scientists ( Bản tin khoa học nguyên tử) trực thuộc Đại học Chicago thành lập hồi năm 1945, sau khi 2 thành phố tại Nhật bị đánh bơm nguyên tử, nhằm đưa ra lời cảnh báo về hiểm họa hạt nhân trên toàn cầu.
Đầu tiên, các biên tập viên của tờ báo sẽ tùy vào tình hình hiện tại mà hàng năm dịch chuyển kim đồng hồ bằng tay. Giờ đây thì Hội đồng khoa học và bảo an của Bulletin bao gồm 19 nhà vật lý, khoa học môi trường, chuyên gia hạt nhân và an ninh mạng, sẽ cùng nhau đưa ra quyết định. Hàng năm, nhóm này (chủ yếu là nam giới) sẽ gặp nhau để thảo luận nhiều mối đe dọa tới nhân loại và quyết định xem vị trí kim đồng hồ phải ở chỗ nào.
Theo đó, nguy cơ hạt nhân càng lớn thì chiếc đồng hồ này càng nhích về vị trí nửa đêm - đồng nghĩa với tình huống diễn ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu, biến đổi khí hậu và sự bùng nổ công nghệ không thể kiểm soát sẽ xóa sổ con người ra khỏi hành tinh xanh - tận thế. Trong lịch sử 70 năm của chiếc đồng hồ, nó đã được cập nhật 23 lần và quyết định có di chuyển kim của nó hay không thuộc về một hồi đồng gồm 16 nhà khoa học từng được trao giải NobelBấm để mở rộng...
Hồi năm 2015 thì đồng hồ tận thế đang ở vị trí cách nửa đêm 5 phút và bị dịch về cách 3 phút, tới 2016 thì giữ nguyên nhưng sang 2017 thì tăng nửa phút, tới năm nay thì lại tăng thêm nửa phút nữa, nghĩa là chỉ còn cách nửa đêm có 2 phút. Giải thích cho quyết định dịch thêm nửa phút lần này có thể đề cập tới những chương trình vũ khí hạt nhân của Triều tiên, sự lãnh đạo không thể đoán trước được của tổng thống Mỹ Donald Trump,...
Chủ tịch của Ủy ban quản lý đồng hồ tận thế Rachel Bronson cho biết: “Để tìm cách giải quyết tình hình hạt nhân của thế giới, cần phải làm rõ vấn để và ảnh hưởng trực tiếp của nó. Các sự kiện trong năm qua chỉ làm tăng thêm mối lo ngại của tôi rằng nguy cơ thảm họa hạt nhân ngày càng tiến gần tới hiện thực. Chúng ta vẫn chưa rút ra được những bài học từ lịch sử, vẫn chưa nhận thức về một cuộc chiến tranh lạnh thứ 2.'
Để dễ hình dung về mức độ nghiêm trọng của tình trạng lần này, lần cuối cùng chiếc đồng hồ ở vị trí cách nửa đêm là hồi năm 1953, sau khi Mỹ và Liên Xô liên tục các bài thử nghiệm bom hydro. Và nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng hình tượng chiếc đồng hồ tận thế vẫn còn quá đơn giản so với sự phức tạp của nguy cơ hạt nhân hủy diệt nhân loại ngoài thực tế. Và kỳ thực, mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân vẫn còn đó và “không bao giờ biến mất” do những lời nói, hành động của lãnh đạo quốc gia nhiều nước.”
Dù phản ánh tình hình hiện tại và mối lo ngại của các chuyên gia về vấn đề hạt nhân nhưng hiện nhiều ý kiến cho rằng chiếc đồng hồ biểu tượng này chỉ mang tính biểu trưng được quyết định chủ quan bởi một nhóm người, bất chấp hạt nhân và biến đổi khí hậu vẫn là những vấn đề lớn mà loài người quan tâm. Seán Ó hÉigeartaigh, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu rủi ro thuộc Đại học Cambridge cho rằng dưới góc độ khoa học, việc tính toán nguy cơ tuyệt chủng của con người từ vô số các thảm họa là điều cực kỳ thách thức:
“Chúng ta đang bàn về những sự kiện hiếm hoi hoặc tiềm ẩn mà trong lịch sử Trái Đất hoàn toàn chưa xảy ra, do đó không có lượng dữ liệu tương đối lớn để tiếp tục. Khó hơn nữa là những mối đe dọa đến từ con người càng khiến cho nó khó đoán hơn. Tuy nhiên tính tới hiện tại, chiếc đồng hồ vẫn giữ được giá trị của nó vì được đánh giá là cập nhật dựa trên phân tích khoa học và địa chính trị vững chắc.”