Mùa đông ở một số nước hàn đới, nhiệt độ xuống thấp đến âm và nước chuyển dần sang thể răn để tạo thành băng, và một trong những môn thể thao phổ biến nhất vào mùa đông được nhiều người yêu thích đó chính là trượt băng, chính xác hơn thì chúng ta phải gọi là “trượt nước” vì sự thật là chúng ta di chuyển chân của mình trên một mặt nước.
Tại sao lại nói như vậy như vậy?
Các nhà khoa học giải thích rằng băng hoạt động giống như một dạng chất lỏng. Trong thực tế, lớp bề mặt của băng không quá lạnh như chúng ta nghĩ. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh điều này bằng cách sử dụng kỹ thuật hiện đại để đo độ nhạy ở bề mặt băng. Điều thú vị ở đây là luôn luôn tồn tại một lớp nước rất mỏng phủ phía trên bề mặt lớp băng ngay cả khi ở nhiệt độ ở - 30 độ C. Đó là lý do tại sao khi bạn đặt hai khối nước đá trong ngăn lạnh thì một lúc sau chúng sẽ dính rất chặt với nhau. Nhưng cũng tương tự, khi bạn đặt hai miếng vàng hay kim loại bên cạnh nhau trong cùng thời gian thì chúng không hề dính lại. Điều này xảy ra bởi vì luôn có một lớp nước mỏng bao bọc tản băng tạo ra sự kết dính, các chất rắn khác không hề được như vậy.
Các nhà khoa học từ Đại học Amsterdam đã sử dụng các thiết bị có thể phân biệt giữa lớp băng ngoài cùng và cấu trúc cứng bên trong của lớp băng ở nhiệt độ - 30 độ C. Họ phát hiện ra rằng có bốn lớp phân tử dày ở - 3 độ C và hai lớp phân tử ở - 30 độ C. Khi giảm nhiệt độ thấp hơn sẽ làm lớp nước mỏng đó tiếp tục mỏng dần đi. Đó là lý do tại sao băng trở nên trơn trượt hơn khi nhiệt độ giảm. Đồng nghĩa với việc khi băng ở nhiệt độ dưới - 30 độ C, việc trượt băng rất khó, nhưng bạn có thể đi bộ trên băng mà không hề lo lắng rằng sẽ trượt ngã.
Mọi người đều biết nước đóng băng ở 0 độ. Tuy nhiên, bây giờ bạn biết rằng chỉ một phần nhỏ vẫn ở dạng lỏng cho đến -30, tức là băng sẽ hoàn toàn đóng băng khi ở nhiệt độ dưới -30 độ C. Đây có thể là một thực tế thú vị nhỏ, nhưng ít nhất bạn biết một trong những lý do tại sao băng thường lại trơn.
Theo Technology.org