Sao Kim sắp không còn là "bí ẩn"?

Nguyên nhân chính do những dự án khám phá vũ trụ luôn tập trung vào chinh phục sao Hỏa , Mặt trăng hay những ngôi sao khác. Ngoài ra còn do nó quá khó đến 'thăm' , theo tạp chí Science.

Trước đây, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Liên Xô đã đưa được robot lên sao Kim nhưng robot này chỉ 'sống' được trong vài giờ bởi không chịu nổi áp suất và nhiệt độ nơi đây.

Hi vọng từ silic cacbua

Phil Neudeck - một kỹ sư điện tử ở Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA, đang cố gắng tạo nên một bước tiến công nghệ khi chế ra một robot đơn giản nhưng chinh phục được sao Kim.

Các robot trước đây không chịu được nhiệt độ và áp suất khủng khiếp trên sao Kim. Đặc biệt, nhiệt độ cao làm cho silic - thành phần không thể thiếu trong các mạch điện tử, mất đi tính bán dẫn.

Sao Kim sắp không còn là "bí ẩn"?

Mạch điện tử có con chip làm từ silic cacbua - (Ảnh: NASA).

Neudeck tình cờ chú ý đến silic cacbua (SiC) vốn được sử dụng như một chất mài mòn (chẳng hạn trong giấy nhám) hay thành phần của kim cương giả.

Cụ thể, lỗ trống trong tinh thể silic cacbua có kích thước rộng hơn so với silic. Điều này có nghĩa electron của nó phải hấp thụ nhiều năng lượng hơn rất nhiều mới trở thành chất dẫn điện. Kết quả nó có thể duy trì đặc tính bán dẫn ở nhiệt độ cao hơn.

Với sự giúp đỡ của NASA và Văn phòng nghiên cứu hải quân, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách thức làm ra các mạch siclic cacbua có đường kính 150mm và nó vẫn đang được làm nhỏ lại.

Neudeck tiếp tục thêm tranzito vào vi mạch để xây dựng một hệ thống phức tạp hơn. Sau đó, nhóm nghiên cứu bắt đầu phát triển một con chip mạch máy tính hoàn chỉnh từ những phần trên.

Con chip mới có thể hoạt động 2 tháng trong môi trường mô phỏng khí quyển sao Kim - (Ảnh: NASA).

Neudeck hy vọng robot này có thể tồn tại trong nhiều tháng thay vì chỉ có thể sống trong vài giờ như trước đây.

'Chúng tôi không có con chip xử lý nhanh nhất thế giới, cũng không có con chip phức tạp nhất. Nhưng trong môi trường của sao Kim chúng tôi có thứ tốt nhất' , Neudeck nói.

Nhiệm vụ của nó là đo lường gió, nhiệt độ, chất hóa học, áp suất và sóng địa chất trên sao Kim.

Địa hình của sao Kim cho thấy từng có hoạt động núi lửa ở đây. Các nhà khoa học cho rằng sao Kim từng có số núi lửa bằng với số ở Trái đất, trong đó khoảng 167 núi lửa đường kính trên 100km.

'Kẻ' khác biệt kỳ lạ

Sao Kim và Trái đất - (Ảnh: NASA).

Sao Kim có ngày dài hơn… năm. Một ngày trên Sao Kim (thời gian quay quanh trục) bằng 243,018 ngày trên Trái đất. Trong khi đó, một năm trên hành tinh này (thời gian quay quanh Mặt trời) chỉ bằng 224,698 ngày trên Trái đất.

Sao Kim cũng là hành tinh duy nhất trong Hệ mặt trời tự quay quanh trục ngược chiều với các hành tinh còn lại. Cụ thể, sao Kim quay từ đông sang tây trong khi các hành tinh khác quay từ tây sang đông.

Trên trang Scientific American, hai nhà nghiên cứu Alexandre Correira và Jacques Laskar thuộc trung tâm CNRS (Pháp), cho rằng có lẽ lúc ban đầu sao Kim có trục quay rất nghiêng.

Họ đưa ra 2 giả thuyết cho trục quay đặc biệt. Một là do sự vận động hỗn độn của tầng khí quyển trên hành tinh khiến trục quay của nó nhích dần rồi đảo ngược hẳn.

Hai là sự vận động tầng khí quyển dày đặc bên ngoài khiến cấu trúc rắn bên trong bị lôi cuốn theo rồi quay ngược chiều trong khi trục quay không đổi.

Sao Kim hiện nay có hoạt động địa chất hay không vẫn còn là một dấu hỏi - (Ảnh: NASA).

Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 462°C, sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ mặt trời.

Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng do không có chu trình cacbon để đưa cacbon trở lại đất đá khiến cacbon tồn tại trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát khiến hành tinh ngày càng khô nóng.

Cuối cùng, toàn bộ bề mặt của sao Kim trở thành một hoang mạc khô cằn với đá và bụi.

Áp suất không khí trên bề mặt sao Kim cực lớn, cao hơn khoảng 92 lần áp suất của mực nước biển trên Trái đất.

TIN LIÊN QUAN

Robot Curiosity của NASA chụp được hình ảnh một “kim tự tháp” trên sao Hỏa

Robot Curiosity của NASA gần đây đã thu được hình ảnh của một cấu trúc trên sao Hỏa giống như một kim tự tháp. Vật thể này nằm ở giữa các tảng đá của hành tinh đỏ. Kim tự tháp không phải là sản phẩm của tự nhiên, vậy ai tạo ra nó? Robot Curiosity

NASA công bố robot tự hành thăm dò sao Hỏa với 23 con ‘mắt’

Với hy vọng tìm kiếm cuộc sống trên Hành tinh Đỏ vào năm 2020, NASA vừa cho mắt một robot tự hành có 23 “mắt” để quan sát, khám phá và nghiên cứu trên sao Hỏa. Robot mới này của NASA có tên là “Depot catching”, nó là loại xe tự hành thứ tư đi thăm

Sinh viên Nhật chế tạo thành công robot có thể tự đứng dậy sau khi ngã

Một nhóm sinh viên Nhật đã tạo nên đột phá khi lần đầu tiên chế tạo ra chú người máy có thể tự đứng dậy sau khi vấp ngã. Trong khi các công ty tên tuổi trong lĩnh vực chế tạo robot như Boston Dynamics tập trung vào khả năng giữ thăng bằng khi bị ...

Robot cài đặt trí tuệ nhân tạo được thử nghiệm đi tuần tại ga tàu điện

Robot được cài đặt trí tuệ nhân tạo mới đây đã được thử nghiệm đi tuần tại ga tàu điện Seibu-Shinjuku ở trung tâm Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Bằng sáng chế cho thấy Dyson muốn làm robot hút bụi có thể leo cầu thang

Hôm rồi khi mình làm bài về cái sự thông minh của robot hút bụi thì nhiều anh em muốn nó phải leo được cầu thang. Rất may là một bằng sáng chế mới phát hiện của Dyson cho thấy họ đang muốn làm sản…

Chế tạo robot từ DNA, bước đột phá công nghệ hay mầm mống tai họa?

Các nhà khoa học tại Caltech phát triển thành công một dạng robot đơn giảm làm bằng DNA có kích thước siêu nhỏ nhưng đa dụng. Phát kiến được công bố trên tạp chí Science, đánh dấu một bước tiến trên con đường tạo ra những robot nhỏ bé có thể cách

Anh thử nghiệm robot khử phóng xạ tại Fukushima

Các kỹ sư của Đại học Manchester (Vương quốc Anh) vừa trình làng một robot mới có khả năng bơi lặn và làm sạch ô nhiễm phóng xạ. Năm 2011, một cơn sóng thần cao 10 mét khiến 19.000 người dân Nhật Bản thiệt mạng và đánh thẳng vào nhà máy điện hạt

[Infographic] Thuốc robot - tương lai của phẫu thuật không xâm lấn

Được hợp tác phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), Đại học Sheffield, và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), robot origami là một hệ thống tí hon với khả năng chui vào dạ dày và tìm kiếm, sau đó loại bỏ những

THỦ THUẬT HAY

Cách tra cứu Bảo hiểm y tế trên thẻ Căn cước công dân rất tiện lợi

Thẻ CCCD gắn chip hỗ trợ tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế để mọi người dễ dàng tra cứu qua VNEID. Sau đây là hướng dẫn cách tra cứu Bảo hiểm y tế trên thẻ Căn cước công dân...

Những mẹo giúp bạn sử dụng TeamViewer hiệu quả và mượt mà hơn

Nếu bạn muốn thực sự sử dụng thiết bị bạn đang kết nối tới như máy tính ngay trước mặt mình thì bạn cần điều chỉnh cài đặt toàn màn hình. Để làm được điều này, sau khi kết nối, trên thanh công cụ của TeamViewer ở phía

Bỏ túi ngay cách quay video hiển thị kép trên iPhone cực thú vị

Hiện nay, đã có nhiều hãng điện thoại đã trang bị tính năng quay video hiển thị kép. Điển hình như nhà Samsung có tính năng Góc nhìn đạo diễn được trang bị trên dòng S21. Và tất nhiên tính năng này chưa được Apple tích

Mách bạn cách dùng Galaxy Watch4 phân tích thành phần cơ thể

Galaxy Watch4 là mẫu đồng hồ thông minh mới nhất nhà Samsung. Năm nay hãy này đã cập nhật thêm một số tính năng theo dõi và chăm sóc sức khỏe mới cho sản phẩm của mình. Nếu đang sở hữu thiết bị này bạn nên nắm rõ cách

Hướng dẫn cách mua vé máy bay VietJet Air online

Nhu cầu đi lại, du lịch bằng máy bay ngày càng nhiều. Nhưng thủ tục mua vé máy bay thế nào hay cách đặt vé máy bay qua mạng ra sao thì nhiều người chắc chắn còn chưa hiểu rõ.

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh camera Xiaomi Mi 6 và Galaxy S8: Liệu có bất ngờ gì?

Xiaomi Mi 6 là chiếc flagship mới nhất của Xiaomi tung ra trong đầu năm 2017 này, sở hữu thiết kế bóng bẩy cùng cấu hình khủng, camera kép chất...

Đánh giá Infinix Hot 3 LTE: Cấu hình ổn, pin tốt, giá bình dân

Infinix Hot 3 LTE được đang bị bô vi xử lý 8 nhân Qualcomm, RAM 2GB và pin 3.000 mAh

Đánh giá camera Xiaomi Mi A2 Lit: Tốt nhất trong tầm giá hiện nay

Camera chính Xiaomi Mi A2 Lite bao gồm hai cảm biến. Cảm biến chính có độ phân giải 12MP, khẩu độ f/2.2 và kích thước điểm ảnh rất lớn lên tới 1,25um. Cảm biến còn lại có độ phân giải 5MP, dùng để đo chiều sâu và hỗ