Mục lục
1. Ai nên thi bằng B2?
2. Luật thi bằng B2 gồm những gì?
3. Những đổi mới trong luật B2
4. Chia sẻ kinh nghiệm thi
5. Quy trình thi lấy bằng B2
6. Thi lấy bằng B2 ở đâu?
7. Thi bằng B2 bao nhiêu tiền?
8. Nhận bằng B2 ở đâu?
9. Bằng B2 lái xe mấy chỗ?
10. Bằng B2 hết hạn có phải thi lại không?
1. Ai nên thi bằng B2?
Bằng lái xe B2 là loại bằng chuyên nghiệp cho phép tài xế được phép điều khiển tất cả các loại xe ô tô, xe tải có trọng tải dưới 3.5 tấn. Loại bằng này bao gồm cả loại xe tự động và cả xe số sàn. Vì thế, bằng lái xe B2 rất phù hợp cho đối tượng nam, nữ muốn tham gia vào các dịch vụ vận tải. Ngoài ra, các bác tài thi bằng B2 hoàn toàn có thể đưa cả gia đình đi du lịch ở xa mà không phải lo sợ việc vi phạm an toàn giao thông. Đặc biệt, các bạn nam còn trẻ rất phù hợp thi lấy bằng B2 vì phù hợp với nhu cầu đổi xe thường xuyên.
Đối với các bác tài đã có bằng B1, bạn vẫn có thể học để nâng lên bằng B2 nếu bạn đã có bằng B1 được 3 năm và dưới 55 tuổi. Về thời gian học và quy trình thi cũng tương tự như thi bằng B2 thông thường.
Tuy nhiên, bằng B2 chỉ có thời hạn sử dụng 10 năm và được nhiều người đánh giá khó hơn bằng B1. Thế nên, người trên 55 tuổi sẽ không phù hợp với việc thi bằng B2 mà sẽ phù hợp hơn với loại bằng B1. Vì nếu bạn đã quá 55 tuổi thì bằng B2 sẽ được chuyển thành bằng B1 và sẽ có giá trị đến 65 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ mong muốn chỉ lái xe số tự động cũng không phù hợp với loại bằng B2. Các bạn nữ rơi vào trường hợp này nên thi lấy bằng B1 sẽ dễ dàng thi đậu hơn.
2. Luật thi bằng B2 gồm những gì?
Trong năm 2020, luật thi bằng B2 có những thay đổi quan trọng. Tuy nhiên, về cơ bản thì tài xế bắt buộc phải trải qua 2 phần thi gồm thi tốt nghiệp và thi sát hạch. Trong phần thi tốt nghiệp, bạn sẽ phải thi lý thuyết và thi lái xe trên phần mềm mô phỏng lái xe 3D. Đối với phần thi sát hạch, tài xế phải trải qua 4 nội dung gồm: phần thi sát hạch lý thuyết, phần thi thực hành lái xe với mô hình mô phỏng lái xe 3D, sát hạch thực hành lái xe trên đường trường, sát hạch 11 bài lái xe sa hình.
Bộ đề thi lý thuyết bao gồm 600 câu hỏi và trong đó có 100 câu hỏi điểm liệt. Trong mỗi đề thi lý thuyết sẽ có từ 1 đến 3 câu hỏi liệt này. Nếu như bạn trả lời sai bất kỳ một câu hỏi thuộc dạng quan trọng này thì bạn sẽ bị đánh trượt cho dù có đạt đủ điểm thi phần lý thuyết.
Bộ đề thi ôn thi lý thuyết sẽ có cấu trúc như sau:
Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ gồm 166 câu hỏi ( câu số 1 đến 166 trong bộ đề).
Nghiệp vụ vận tải gồm 26 câu hỏi ( từ câu 167 đến câu 192).
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu bia ( từ câu 193 đến 213).
Kỹ thuật lái xe gồm 56 câu hỏi ( từ câu số 214 đến 269).
Cấu tạo và sửa chữa gồm 35 câu hỏi ( từ câu số 270 đến 304).
Hệ thống biển báo gồm 182 câu hỏi ( từ câu 305 đến 486).
Các thể sa hình và các kỹ năng xử lý tình huống gồm 114 câu ( từ câu 487 đến 600).
3. Những đổi mới trong luật B2
Những năm trước, phần thi lý thuyết của luật lái xe B2 chỉ bao gồm 450 câu hỏi và không có phần câu hỏi liệt. Đến năm 2020, phần lý thuyết tăng lên 600 câu hỏi trong đó có 100 câu hỏi thuộc dạng quan trọng. Trong nội dung phần lý thuyết cũng được bổ sung thêm phần lái xe an toàn và tác hại của rượu bia. Trong đó, phần học đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông được thay đổi thành đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông. Thời lượng của phần học mới này có độ dài 2 giờ.
Kể từ 1 tháng 8 năm 2020, thiết bị giám sát, thiết bị chấm vân tay bắt buộc được sử dụng tại các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe. Vì vậy, học viên phải tham gia đầy đủ tất cả các buổi học mới có thể đủ điều kiện để thi sát hạch. Đối với các buổi học thực hành, các thiết bị giám sát cũng được lắp đặt trên xe ô tô nhằm đảm bảo học viên tham gia đầy đủ các buổi học thực hành.
Trong luật mới lái xe B2, học viên cũng được thi lái xe trên mô hình mô phỏng lái xe 3D. Mô hình này đang đưa vào thử nghiệm và bắt buộc sử dụng kể từ tháng 1 năm 2021. Ngoài ra, bộ GTVT cũng tiến hành xây dựng một trung tâm quản lý, đào tạo sát hạch. Trung tâm này có trách nhiệm giám sát tất cả các trung tâm lái xe khác trên cả nước thông qua các thiết bị giám sát.
4. Chia sẻ kinh nghiệm thi
Đối với phần thi thực hành thì phần thi 11 bài sa hình được đánh giá có độ khó cao so với các phần thi còn lại. Trong phần thi này, khi xuất phát thì bạn cần lưu ý để tránh bị trừ điểm như sau:
Khi vừa xuất phát không thắt dây an toàn, không bật đèn xi nhan ở bên trái sẽ bị trừ 5 điểm.
Sau khi bật đèn xi nhan bên trái, bạn không tắt đèn xi nhan cách 5m so với vị trí xuất phát sẽ bị trừ 5 điểm.
Sau 20 giây từ khi có tín hiệu xuất phát mà xe vẫn không di chuyển hoàn toàn qua khỏi vạch xuất phát sẽ bị trừ 5 điểm. Trong trường hợp quá 30 giây mà bạn vẫn chưa di chuyển khỏi vạch xuất phát thì bạn sẽ bị loại trực tiếp. Khi có tín hiệu di chuyển mà xe tắt máy thì bạn sẽ bị trừ 5 điểm.
Một điều vô cùng quan trọng khi thi sát hành chính là giai đoạn lái xe khi xe đang ở ngang dốc. Rất nhiều bạn thao tác không chính xác ở phần này dẫn đến mất điểm. Trong giai đoạn xe đang dừng ở dốc, bạn cần đạp hết chân côn và chân phanh. Sau đó, bạn cần trả số xe về số 1 và lưu ý không được cắt chân côn sớm vì xe sẽ chết máy.
Khi xe cần di chuyển theo đường vuông góc, hàng đinh thì bạn cần đánh tay lái chậm một chút. Biện pháp này nhằm giúp xe áp sát vào vỉa ba-toa. Bạn cần quan sát gương chiếu hậu để bánh xe không chạm vào vạch trắng. Một trong những thường gặp nhất chính là dừng xe quá vạch quy định, xe di chuyển vượt quá tốc độ cho phép, quên bật xi nhan lúc cần thiết. Bạn cần chú ý những lỗi này để tránh mất điểm một cách đáng tiếc.
5. Quy trình thi lấy bằng B2
Sau khi hoàn thành xong việc học lái xe thì bạn sẽ bước vào chương trình thi sát hạch để lấy bằng. Ở phần này, bạn sẽ tiến hành thi lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm. Sau phần thi lý thuyết, bạn sẽ thi thực hành với 2 phần gồm thi lái xe trên đường trường và phần thi sát hạch với 11 bài sa hình. Phần sa hình này gồm có các chủ đề như sau:
Thực hiện xuất phát xe.
Phần thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
Di chuyển xe lên dốc hay còn gọi là đề pa lên dốc.
Chạy xe qua hàng đinh.
Lái xe theo hình chữ Z.
Thực hiện lái xe theo hình chữ S.
Di chuyển lùi xe vào nơi đỗ.
Dừng xe tại vị trí nơi giao nhau với đường sắt.
Ghép xe vào nơi đỗ theo chiều ngang.
Thực hiện đúng các thao tác tăng tốc, thay đổi số.
Phần kết thúc.
6. Thi lấy bằng B2 ở đâu?
Thông thường, nơi đào tạo lái xe B2 sẽ là địa điểm để bạn thi lấy bằng B2. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có sự thay đổi tùy theo nơi đào tạo. Tuy nhiên, đơn vị đào tạo lái xe B2 sẽ thông báo cho bạn cụ thể địa điểm, thời gian thi đến học viên để họ đến đúng giờ.
7. Thi bằng B2 bao nhiêu tiền?
Lệ phí thi bao gồm lệ phí phần thi sát hạch và phần lệ phí cấp bằng tốt nghiệp tại nơi đào tạo. Mức lệ phí này không bao gồm chi phí đào tạo lái xe và nằm trong khoảng 1,9 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, mức chi phí bao gồm cả phần học lái xe và thi trọn gói có thể lên đến 10 đến 15 triệu đồng. Bởi vì những luật thi lái xe mới trong năm 2020 đã khiến chi phí học lái xe tăng lên. Trong đó, thời lượng học thực hành trên xe sẽ tốn mức phụ phí từ 100.000 đồng đến 300.000 khiến giá cả tăng cao.
8. Nhận bằng B2 ở đâu?
Sau khi bạn hoàn tất phần thi sát hạch từ 7 đến 14 ngày, nếu bạn thi đậu thì bạn sẽ được nhận bằng. Khi đó, đơn vị tổ chức thi sẽ thông báo bằng giấy mời với ngày hẹn rõ ràng để bạn có thể đến nhận bằng. Trong giấy mời này sẽ yêu cầu bạn đem theo một số giấy tờ tùy thân và bạn chỉ cần mang đầy đủ chúng đến vào ngày hẹn là đã có thể nhận bằng.
Như thế, chúng ta đã cùng điểm qua luật thi bằng B2 mới nhất. Chúng tôi cũng đã chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm khi thi và giải đáp một số câu hỏi thường gặp. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về loại bằng lái xe này và cách để sở hữu được chúng.
9. Bằng B2 lái xe mấy chỗ?
Bằng B2 lái được các loại xe sau:
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Xe máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Được lái được xe 4, 5, 7 chỗ, các loại xe du lịch, gia đình.
10. Bằng B2 hết hạn có phải thi lại không?
Theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng nêu trên sẽ phải thi lại lý thuyết hoặc phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe tùy thuộc vào thời gian quá hạn. Cụ thể:
Hết hạn từ 03 tháng - 01 năm: Thi lại lý thuyết;
Hết hạn từ 01 năm trở lên: Thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Bên cạnh đó, giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 được sử dụng vô thời hạn, các loại khác nếu để hết hạn thì phải thi lại để được cấp lại Giấy phép lái xe.