Ford tặng bóng bay và sticker không còi tại ngã tư đèn đỏ.
“Điện thoại thông minh đang nhanh chóng trở thành một phần của di chuyển hàng ngày, và Kế hoạch di chuyển thông minh của Ford (Ford Smart Mobility) có nhiệm vụ tìm ra những phương thức tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của cư dân toàn cầu bằng việc mang đến những lựa chọn di chuyển linh hoạt, thông minh và tiện lợi hơn”, John Larson - Giám đốc Kế hoạch di chuyển thông minh, Ford Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Ford đang tiến hành nghiên cứu và phát triển đồng bộ trên nền tảng công nghệ và bối cảnh giao thông - bao gồm công nghệ kết nối trong xe; các mô hình sở hữu và chương trình chia sẻ phương tiện linh hoạt; phương tiện tự hành và hơn thế nữa.
Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng
Ở mức độ phạm vi khu vực, ¼ số người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng ứng dụng gọi xe nhiều hơn 1 lần một tuần để di chuyển trong thành phố. Theo kết quả khảo sát cho thấy, tại Trung Quốc và Ấn Độ, khoảng 28% những người tham gia khảo sát có xu hướng sử dụng ứng dụng gọi xe nhiều nhất . Trong khi đó, tại Úc và New Zealand, nơi ghi nhận lượng sử dụng ứng dụng ít nhất: Chỉ 5% người dân Úc và 3% người dân New Zealand cho biết họ thường xuyên sử dụng ứng dụng gọi xe.
Động cơ EcoBoost 1.0L lần thứ 5 được vinh danh 'Động cơ nhỏ tốt nhất'
Trong toàn khu vực, việc sử dụng các ứng dụng kết nối di chuyển này đang gia tăng, với 32% số người tham gia khảo sát cho biết họ đang sử dụng, nhiều hơn so với kết quả khảo sát năm vừa qua. Ấn Độ (với 42%) và Trung Quốc (với 33%) là những quốc gia dẫn đầu cho xu hướng đang lên này, trong khi đó New Zealand (với 7%), Đài Loan (9%) và Úc (12%) ghi nhận tỉ lệ sử dụng ít nhất.
Các dịch vụ chia sẻ phương tiện cũng trở nên phổ biến hơn, cứ 5 người được hỏi thì 1 người đồng ý rằng tần suất sử dụng ứng dụng nền tảng chia sẻ xe của họ tăng hơn trong năm vừa qua. Trong đó, số người tham gia khảo sát tại Ấn Độ được ghi nhận có tỉ lệ sử dụng phương tiện chia sẻ cao nhất - với 33%, theo sau là Trung Quốc (với 19%) và Malaysia (với 16%)
Xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính tại Việt Nam
Theo kết quả số liệu khảo sát, giao thông Việt Nam được tham gia chủ yếu bởi ô tô cá nhân, xe gắn máy, xe ga chạy bằng điện hoặc xăng. 54% số người tham gia khảo sát cho biết, họ thường xuyên di chuyển bằng ô tô cá nhân với tần suất sử dụng nhiều hơn 1 lần 1 tuần – và 50% chia sẻ rằng họ cũng thường xuyên di chuyển bằng phương tiện xe gắn máy. Dưới đây là kết quả đầy đủ về các loại phương tiện thường xuyên được sử dụng:
Xe ô tô cá nhân: 54% trong số khảo sát được thực hiện tại GlobalWebIndex
Xe gắn máy (điện hoặc xăng): 50%
Taxi: 30%
Xe buýt: 27%
Các ứng dụng gọi xe: 17%
Chương trình chia sẻ phương tiện (Dùng chung xe): 13%
Xe ôm: 12%
Tàu hoả: 4%
Ford tiên phong sản xuất nhựa và xốp từ CO2, ứng dụng cho sản xuất ô tô
Xe gắn máy, xe tay ga đứng đầu trong danh sách các phương tiện được sử dụng thường xuyên bởi người Việt, với 38% người tham gia trả lời đồng ý rằng họ sử dụng xe gắn máy nhiều hơn so với năm trước đó. Ô tô cá nhân là phương thức tiếp theo có xu hướng sử dụng tăng lên, với tỉ lệ 36% người được hỏi chia sẻ rằng họ dùng xe ô tô cá nhân thường xuyên hơn, tiếp đến là taxi (với 24%) và các ứng dụng gọi xe (23%).
Cũng theo kết quả khảo sát, việc di chuyển bằng xe ôm đang có dấu hiệu sụt giảm đáng kể tại Việt Nam, với 39% những người được hỏi nói rằng họ đang sử dụng hình thức di chuyển này ít hơn so với năm trước. 33% cho biết họ sử dụng xe buýt ít hơn, và 19% sử dụng các dịch vụ chia sẻ phương tiện ít hơn so với năm trước.
Kết quả khảo sát tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng mô hình “di chuyển đa phương thức” đang trở nên phổ biến hơn. Có hơn 50% số người tham gia khảo sát cho biết rằng họ sử dụng nhiều hơn một phương thức di chuyển hàng ngày, hoặc với tần suất nhiều hơn 2 lần mỗi tuần. Chỉ có 5% nói rằng họ không bao giờ sử dụng nhiều hơn một phương tiện đi lại.
Ford đang hướng mình tới mạng lưới giao thông tương lai
Động lực của Kế hoạch di chuyển thông minh Ford được truyền cảm hứng từ bốn xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu đang tái định hình thế giới: xu hướng bùng nổ dân số; xu hướng mở rộng tầng lớp trung lưu; nỗi lo về chất lượng bầu khí quyển và sức khỏe cộng đồng; và xu hướng thay đổi quan điểm cũng như các ưu tiên của khách hàng.
Để tìm ra giải pháp cho những thách thức đa dạng cũng bối cảnh thế giới đang ngày càng trở nên đông đúc, Ford đầu tư vào các chương trình chia sẻ phương tiện trên toàn thế giới, bao gồm cả việc tiến hành các nghiên cứu ở Bangalore, Ấn Độ.
Đối với thử nghiệm tại Bangalore, Ford đã hợp tác với ZoomCar để phát triển dịch vụ chia sẻ phương tiện trong những cộng đồng nhỏ như giữa những người hàng xóm, các thành viên trong gia đình và đồng nghiệp tại nơi làm việc. Những dữ liệu được thu thập bằng thiết bị đặc biệt trên những chiếc Ford EcoSports sẽ được sử dụng để phân tích hành vi tài xế và thông tin vận hành xe.
Kế hoạch di chuyển thông minh Ford bao gồm những phát minh đã được trang bị trên các dòng xe Ford toàn cầu – bao gồm hệ thống nhận diện giọng nói trong xe - SYNC, và các tính năng bán tự động như Chức năng kiểm soát tốc độ tự động. Bên cạnh đó là những dự án nghiên cứu dài hạn như dự án phương tiện tự hành hoàn toàn.
Tính tới cuối năm nay, Ford sẽ trở thành hãng ô tô thực hiện nhiều dự án phương tiện tư hành lớn nhất, với 30 phương tiện không người lái đang được thử nghiệm tại các điều kiện khí hậu khác nhau ở Mỹ. Trong đó, một số thí nghiệm gần đây đã đặt ra những yêu cầu đặc biệt dành cho các phương tiện tự hành Ford: trong điều kiện bóng tối hoàn toàn mà không sử dụng đèn pha, hay trong điều kiện tuyết rơi.
Mới đây Ford cũng công bố FordPass, một nền tảng công nghệ với khả năng tái hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. FordPass được thiết kế giúp người dùng có thể tiếp cận các dịch vụ di chuyển linh hoạt thông qua giao diện của FordPass, thanh toán chi phí dịch vụ bằng FordPay, tương tác với trợ giúp cá nhân 24/7 với FordGuides, và tích lũy điểm thưởng cho thành viên. Nền tảng FordPass cũng tích hợp FordHubs – là nơi khách hàng có thể tìm hiểu về những tính năng mới nhất của Ford.
Hoàng Minh (Tuoitrethudo)