Độ pô xe máy đã là thú chơi xe của dân chơi nhiều năm nay. Vậy trường hợp độ pô xe máy phạt bao nhiêu và có bị tước Giấy phép lái xe hay không? Cùng trangcongnghe.vn tìm hiểu nhé.
Độ pô xe máy là gì?
Ban đầu độ pô chỉ đơn giản là móc, loại bỏ ống tiêu, lớp giảm thanh ở bên trong của pô nguyên bản để bộ phận này trở nên thông thoáng hơn. Pô độ thường được dùng cho xe độ công suất, tức đã can thiệp đến phần động cơ.
Sau đó, đa phần người chơi xe thích độ pô vì cho ra âm thanh to và hay hơn pô nguyên bản. Điều này nhiều lúc gây ra tiếng ồn lớn khi tham gia giao thông.
Hiện nay, độ pô xe máy được dân chơi xe đón nhận rất nhiệt tình. Số xe được độ trong giới chơi xe tăng nhanh chóng. Với sự góp mặt của pô đồ chơi, người chơi xe có nhiều lựa chọn hơn, không cần phải đục khoét pô zin của xe. Pô đồ chơi đắt giá cũng trở thành bộ phận chứng tỏ độ chịu chơi của chủ xe.
Về cơ bản, độ pô được chia thành 3 loại:
Móc, độ từ pô nguyên bản
Chỉ thay phần lon pô, giữ nguyên cổ pô
Thay cả lon pô và cổ pô, hay còn gọi là full system
Độ pô phạt bao nhiêu? Có bị thu bằng hay không?
Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
'5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép (được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.'
Như vậy, theo điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định này, tự ý độ pô xe máy phạt bao nhiêu tham gia giao thông bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chủ xe máy tự ý độ ống pô bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP rồi thì sẽ không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe nữa..
Độ pô như nào không bị phạt?
Tại Việt Nam, việc thay thế các phụ kiện bên ngoài không ảnh hưởng đến an toàn vẫn không bị cấm. Vì vậy nếu độ pô xe máy thay đổi một số phụ kiện bên ngoài của xe mà không thay đổi kết cấu, cấu tạo của xe và vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo độ an toàn của xe thì sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép tự ý đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe. Ví dụ như làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe, màu sơn,… không đúng chuẩn.
Dù ở bất cứ đâu, việc độ xe đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn và theo hướng dẫn của hãng sản xuất.
Trong giới độ xe truyền kinh nghiệm nếu độ pô như nào không bị phạt chỉ có cách làm cho chiếc xe bớt gây chú ý một chút. Còn nếu đã độ bài lớn, công suất lớn rồi thì đi đường chắc chắn bị nhận ra, và bị phạt. Ý thức chạy xe rất quan trọng, chạy sao đàng hoàng, không gây khó chịu cho người đi đường thì cũng ít khi bị CSGT hỏi thăm, và bị phạt.
Tổng kết
Việc độ pô phạt bao nhiêu đã theo quy định của nhà nước. Tự động độ pô xe sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước. Vì vậy, trước khi nâng cấp pô xe máy thì nên tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin trước.