Cách thức kiểm tra phần cứng trên Windows 10 mà bạn nên biết

Những thành phần hoạt động tạo ra nhiệt hoặc các bộ phận chuyển động thường có xu hướng dễ bị hỏng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, nhờ vào việc kiểm tra phần cứng máy tính, bạn có thể phát hiện được phần cứng nào có nguy cơ bị lỗi trước khi vấn đề càng nghiêm trọng.

Các bộ phần nào nào dễ hư hỏng nhất trong PC?

Các bộ phận thường bị hỏng nhất trong máy tính là quạt, ổ đĩa cứng, CPU và GPU. Tuy nhiên, RAM cũng chính là một trong những linh kiện dễ hỏng nhất của máy tính. Tùy thuộc vào model và thương hiệu, tuổi thọ của các thanh RAM mà bạn mua có thể thay đổi và hiệu suất có thể ổn định hơn. RAM bị 'chết' chính là một trong những điều phổ biến mà hầu hết người dùng nghĩ đến khi máy tính mở không lên.

Có hai nguyên nhân có thể giết chết một thanh RAM đang hoạt động tốt chỉ trong một cái chớp mắt: đó là nhiệt độ và điện áp. Theo công bố, nhiệt độ vận hành của RAM là giữa khoảng 0 độ C và 85 độ C. RAM sẽ bị lỗi hoặc hỏng hoàn toàn nếu nhiệt độ hoạt động nằm ngoài phạm vi đó. Đối với nguyên nhân điện áp gây hỏng RAM, hiện tượng điện áp tăng vọt có thể xuất hiện từ bo mạch chủ bị lỗi hay nguồn điện không ổn định.

Cách tốt nhất để tránh các vấn đề về lỗi phần cứng trong máy tính, bạn nên thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chuẩn đoán phần cứng là cách đơn giản nhất. Dưới đây sẽ là gợi ý về cách thức kiểm tra phần cứng trên Windows 10 mà bạn nên tham khảo qua.

Windows 10 cung cấp những công cụ chuẩn đoán phần cứng nào?

Có 02 công cụ chuẩn đoán phần cứng mà Microsoft trang bị sẳn trong Windows 10, bao gồm Performance Monitor giúp phân tích hiệu năng hệ thống trên toàn máy tính và Windows Memory Diagnostic cho phép thực hiện việc kiểm tra bộ nhớ.

1. Performance Monitor

Thông qua Performance Monitor, người dùng có thể giám sát cũng như phân tích và đưa ra nhận định về cách thức mà máy tính của bạn quản lý tài nguyên trên hệ thống. Performance Monitor có thể hiển thị kết quả dưới dạng biểu đồ, đồ họa, hoặc dưới dạng giá trị số. Bạn có thể sử dụng các kết quả này để xác định xem thành phần nào trong hệ thống cần phải được nâng cấp hoặc thay thế.

Cách thức kiểm tra phần cứng trên Windows 10 mà bạn nên biết
Để khởi động Performance Monitor, bạn chỉ việc nhập tên nó vào thanh tìm kiếm và nhấp vào kết quả hiển thị.
Nếu bạn muốn có thông tin tổng quan nhanh về phần cứng hệ thống trên máy tính, bạn chỉ việc nhấp vào Reports > System > System Diagnostics > [tên_máy_tính].
Nếu muốn tìm hiểu sâu thêm chút nữa, bạn có thể tham khảo qua biểu đồ hiệu suất trực tiếp theo thời gian thực từ Monitoring Tools > Performance Monitor.

2. Windows Memory Diagnostic

Như đã nói ở trên, RAM là 1 bộ phận phần cứng rất quan trọng trong chiếc máy tính, đóng vai trò là bộ nhớ ngắn hạn để xử lý dữ liệu và mọi thứ chứa trong RAM sẽ mất đi khi bạn tắt máy.
Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo khi RAM của bạn sắp hỏng. Cụ thể là hiệu năng giảm, cự cố hệ thống thường xuyên, card màn hình đôi khi không khởi động được, dữ liệu dễ bị hỏng và thông tin RAM không chính xác khi hiển thị trong ứng dụng Windows System.
Nếu bạn đang tự hỏi là làm thế nào để kiểm tra 'sức khỏe' RAM của máy tính thì rất may cho bạn là Windows có trang bị cho người dùng công cụ với tên gọi Windows Memory Diagnostic, cho phép kiểm tra tình trạng bộ nhớ RAM trên hệ thống.
Để kích hoạt công cụ này, với người dùng Windows 10 có thể gõ Windows Memory Diagnostic vào ô tìm kiếm và nhấp vào kết quả hiển thị tương ứng.
Hộp thoại Windows Memory Diagnostic hiện ra, bạn hãy nhấp chọn “Restart now and check for problems (recommended)” để khởi động lại máy tính và bắt đầu quá trình kiểm tra bộ nhớ RAM trên hệ thống. Bạn cần lưu lại công việc của mình để tránh mất mát dữ liệu do máy tính bị khởi động lại.
Windows sẽ khởi động lại và giao diện của quá trình kiểm tra bộ nhớ RAM trên hệ thống sẽ xuất hiện. Người dùng chỉ việc cho quá trình này diễn ra và hoàn tất trong vài phút. Sau khi quá trình kết thúc, máy tính sẽ tự khởi động lại vào Windows.
Để xem kết quả kiểm tra, bạn kích chuột phải vào nút Start của Windows 10, chọn “Event Viewer” từ menu hiện ra.
Từ hộp thoại Event Windows hiện ra, bạn chọn Windows Logs > System từ menu ở bên trái, sau đó nhấn nút “Find” từ khung bên phải.
Tại hộp thoại tìm kiếm hiện ra, bạn gõ “MemoryDiagnostic” và nhấn nút “Find Next”, bạn sẽ thấy được kết quả của quá trình kiểm tra bộ nhớ RAM trên hệ thống xuất hiện ở phía trên cửa sổ đang hiện ra, từ đó biết được bộ nhớ RAM có đang hoạt động ổn định hay có vấn đề nào hay không.
Nếu kết quả thông báo là “no erros” nghĩa là bộ nhớ RAM của bạn vẫn đang hoạt động ổn định và không có lỗi nào gặp phải.

Các phần mềm chuyên dụng của bên thứ ba

Trường hợp nếu 02 công cụ trên của Windows 10 không làm bạn hài lòng, bạn có thể dùng qua các gợi ý phần mềm của bên thứ ba như MemTest86, CrystalDiskInfo, HWiNFO, RWEverything,... Ưu điểm của các phần mềm này là chúng hoàn toàn miễn phí và cho kết quả vô cùng chính xác, thêm vào đó cách trình bày cũng dễ hiểu hơn so với Performance Monitor.
Nguồn: Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

5 cách để ổ cứng “sống” lâu hơn

Tất cả ổ cứng trước sau cũng sẽ 'chết', nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ có cùng tuổi thọ. Nếu sử dụng cẩn thận và tránh những lỗi thường gặp sau, ổ cứng của bạn có thể sử dụng thêm được một thời gian nữa.

Xe tải mất lái, rơi xuống đáy vực sâu hư hỏng nặng, tài xế may mắn thoát chết

Vụ tai nạn ghi nhận xảy ra vào chiều ngày 9 tháng 5 tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cụ thể vào thời điểm trên, một xe tải (hiện chưa rõ BKS) đang lưu thông trên Quốc lộ 279, Khi xe di chuyển đến đoạn đường đèo ở địa bàn xã Xuân Hòa,...

Làm sao biết khi nào thì cần nâng cấp PC ?

Gần đây tôi đã nâng cấp PC, nhờ sự động viên từ chú chó bull Pháp của tôi, tên Remy. Cụ thể chú ta liên tục va đập vào PC của tôi trước khi nó chính thức ngừng hoạt động. Máy của tôi chỉ hỏng card đồ họa nhưng vì cũng có ý định nâng

5 cách nhanh nhất để làm mát điện thoại khi bị nóng

Bạn đang gặp phải tình trạng điện thoại nóng quá mức? Tình trạng này có xảy ra thường xuyên không? Nếu có, hãy tham khảo các mẹo dưới đây để giải quyết vấn đề và bảo vệ chiếc điện thoại yêu của bạn.

Cách khắc phục máy tính hay bị treo

Có nhiều nguyên nhân khiến cho máy tính để bàn hoặc laptop của bạn bị treo, có thể là do phần mềm, phần cứng, đôi khi cũng có thể do nguồn điện không ổn định. Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục tương ứng.

4 lời khuyên sẽ giúp laptop bạn bền hơn đáng kể

Để ý làm theo những lời khuyên nhỏ sau đây sẽ giúp cho tuổi thọ laptop của bạn bền hơn một cách đáng kể

Hướng dẫn cách kiểm tra nhiệt độ CPU không cần phần mềm

Thông thường để đảm bảo hoạt động ổn định cho máy tính, người dùng cần duy trì nhiệt độ CPU ở mức cho phép. Hiện nay có nhiều cách để kiểm tra nhiệt độ CPU không cần phần mềm cài đặt trên máy máy tính. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách kiểm

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi sập nguồn ở laptop

Lỗi sập nguồn ở laptop đột ngột có nhiều nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau tùy vào mức độ và dấu hiệu để nhận biết xem chúng ta có thể tự khắc phục được không hay phải mang đến cửa hàng sửa chữa. Cùng xem các...

THỦ THUẬT HAY

Những ứng dụng Portable dành cho PC tốt nhất mọi thời đại(Phần 3 )

Ứng dụng portable là một phiên bản 'rút gọn' của phần mềm, có thể chạy mà không cần cài đặt trên máy chủ và không thay đổi thông tin cấu hình máy tính. Nói cách khác, bạn có thể chạy nó, sử dụng nó và không ai sẽ biết

DarkTables: Tinh chỉnh giúp thiết lập chế độ nền tối giúp mang lại trải nghiệm thú vị hơn

Thay vì giữ nguyên kiểu thiết kế mặc định của pop-up menu trên iPhone và iPad, TCN xin chia sẻ với bạn đọc tinh chỉnh DarkTables giúp thiết lập chế độ nền tối giúp mang lại trải nghiệm thú vị hơn.

Cách phát trực tiếp video đơn giản hơn bao giờ hết

Bạn đã bao giờ muốn có chương trình truyền hình của riêng mình? Chỉ cần webcam và kết nối internet là mọi thứ sẽ thành hiện thực! Bạn muốn thể hiện kỹ năng chơi game? Phát trực tiếp video chơi game đang ngày một phổ

Hướng dẫn cách đổi PDF sang XLS bằng công cụ trực tuyến

Chuyển PDF sang XLS là cách chúng ta convert file có định dạng PDF sang file Excel để tiện sử dụng ở những thiết bị di động, máy tính không có sẵn các công cụ đọc file PDF.

Tự động tắt âm thanh khi tháo tai nghe trên Windows

Bạn thường xuyên nghe nhạc cũng như xem phim trên máy tính, laptop tuy nhiên, mỗi lần bạn rút tai nghe ra là âm thanh lại cứ thế tiếp tục phát hoặc phát trên loa ngoài khiến bạn và người xung quanh khó chịu (đặc biệt

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh iPhone 13 và iPhone 12: Đâu là lựa chọn hoàn hảo nhất?

Apple đã chính thức ra mắt ra mắt iPhone 13 vào đêm qua với nhiều cải tiến và nâng cấp so với iPhone 12 dù ngoại hình không có nhiều khác biệt. Vậy giữa iPhone 12 và iPhone 13 nên chọn chiếc nào? Hãy cùng chúng tôi so

So sánh Xiaomi Redmi Note 11, Redmi Note 11 Pro và Redmi Note 11 Pro+

Nếu bạn đang phân vân bản thân nên mua Redmi Note 11, Redmi Note 11 Pro hay bản cao cấp nhất Redmi Note 11 Pro+ thì câu trả lời đang có ở trong bài phân tích này

Dánh giá camera Nokia 7 Plus: Liệu có được như thời hoàng kim?

Đầu tiên, hãy cùng mình nhìn lại một chút về quá khứ của Nokia, từ thời những chiếc Lumia với khả năng chụp ảnh đỉnh cao. Những chiếc smartphone từ giá rẻ như 520 cũng có thể phơi sáng, rồi sang đến 830, 930 rồi 1520