Delete và erase, wipe và shred khác nhau như thế nào?

Mới nghe qua thì Wiping, shredding, deleting, erasing có vẻ như đều mang nét nghĩa giống nhau, nhưng về bản chất, các thao tác này lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.


Bạn có thể 'delete' một tập tin mà không 'erase' nó, hay 'erase' dữ liệu trên ổ cứng mà không 'wipe' ổ cứng này, hay bạn có thể 'wipe' hàng trăm file một lúc… Chắc hẳn những khái niệm này đang gây ra sự nhập nhằng cho nhiều người, thậm chí là cả với những người thường xuyên sử dụng máy tính. Bốn thuật ngữ này – wipe, shred, delete và erase - đôi khi được sử dụng lẫn lộn gây ra những nhầm lẫn không đáng có.


Khi làm việc trực tiếp với các tập tin, thư mục trên một ổ đĩa cứng, ổ đĩa flash, hoặc một số thiết bị lưu trữ khác, chúng ta mới hiểu ra được bản chất và những sự khác nhau giữa bốn khái niệm trên.


Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩ của từng khái niệm và ứng dụng của nó trong thực tế nhé.



Delete và erase, wipe và shred khác nhau như thế nào?

“Delete”: Chỉ đơn giản là ẩn dữ liệu 


Thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế. Ví dụ, một đồng nghiệp hỏi bạn còn lưu file tài liệu công việc trong máy không và bạn trả lời là đã 'delete' nó rồi, hay bạn bè của bạn hỏi bạn đã 'delete' bức ảnh nhạy cảm của họ ở bữa tiệc tối qua chưa - “tớ đã delete”. Chắc hẳn, đại đa số đồng nghiệp của bạn sẽ hơi thất vọng vì tài liệu đã bị 'delete' mất, hay bạn của bạn cảm thấy thật an tâm khi bạn đã 'delete' bức ảnh đó rồi vì họ hiểu rằng những nội dung đó đã bị xóa mất và không thể lấy lại.


Nhưng sự thật là khi chúng ta 'delete' (xóa) dữ liệu nào đó trên máy tính, trên smartphone, trên máy ảnh số, hay các thiết bị tương tự, chúng ta không thực sự hoàn toàn gỡ bỏ chúng ra khỏi thiết bị, mà chỉ vừa mới ẩn chúng đi mà thôi. Dữ liệu mà chúng ta 'delete' vẫn còn ở đó.


Dữ liệu thực tế mà bạn delete vẫn ở đó, nhưng không gian dùng để lưu trữ nó bây giờ được đánh dấu là khu vực mà hệ điều hành có thể bắt đầu lưu trữ dữ liệu mới đè lên (tức là bạn nói với OS rằng bạn đã không cần đến những dữ liệu kia nữa và OS có thể sử dụng không gian đó cho những nội dung khác).


Ví dụ, khi bạn delete một file trong Windows, file này sẽ được chuyển tới thùng rác (Recycle Bin) và sẽ ở đó mãi mãi cho đến khi bạn quyết định 'xóa vĩnh viễn' chúng bằng cách xóa Thùng rác. Một tính năng tương tự xuất hiện trên hầu hết các điện thoại thông minh: xóa hình ảnh và video bằng cách đưa chúng vào một thư mục đặc biệt vẫn chiếm không gian bộ nhớ và không xóa dữ liệu (mặc dù hầu hết các thiết bị sẽ xóa chúng sau 30 ngày).


Các dữ liệu đã được 'delete', đặc biệt là các dữ liệu chỉ vừa mới được 'delete' gần đây có thể dễ dàng được khôi phục lại nhờ các phần mềm khôi phục dữ liệu như GetDataBack, hay Data Recovery, và rất nhiều các phần mềm khác mà chúng ta có thể tìm thấy được trên Internet. Đây là những vị cứu tinh khi chúng ta lỡ tay xóa đi dữ liệu cần thiết, nhưng sẽ là vấn đề lớn nếu chúng ta thật sự muốn xóa hẳn dữ liệu đó.


Tóm lại, khi chúng ta thực hiện 'delete' dữ liệu, chúng ta chỉ mới ẩn nó đi và khiến cho nó khó tìm thấy hơn mà thôi.


“Erase”: Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng nữa


Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng với ý nghĩa gỡ bỏ hẳn cái gì. Trước khi 'Erase' dữ liệu bạn sẽ phải cân nhắc kĩ. Trong công nghệ thông tin, thuật ngữ này thường được sử dụng với hàm ý dữ liệu đó không còn tồn tại nữa thì tốt hơn.


Nếu chúng ta không còn muốn sử dụng dữ liệu trên ổ cứng hay thẻ nhớ, thiết bị nhớ di động, hay các thiết bị nhớ khác... Tốt nhất là nên 'wipe' hoặc 'scrub' bộ nhớ đó. Hai phương pháp này chỉ khác nhau ở phạm vi xóa dữ liệu mà thôi.


Tóm lại, khi bị 'erase', dữ liệu sẽ rất khó hoặc không thể khôi phục lại được.


“Wipe”: Tôi chuẩn bị xóa sạch mọi thứ đấy nhé!


Thuật ngữ này thường được sử dụng khi chúng ta muốn xóa sạch mọi thứ hiện có trên ổ cứng, hoặc các thiết bị lưu trữ khác. Có nghĩa là bao gồm cả những dữ liệu mà chúng ta có thể thấy, truy cập được và dữ liệu đã bị 'delete'.


Các phần mềm dùng để xóa toàn bộ ổ đĩa thường được gọi là những phần mềm hủy dữ liệu. Cơ chế hoạt động của những phần mềm này đó là thông qua một trong các phương pháp tiêu hủy dữ liệu, chúng sẽ chia ổ đĩa thành từng phần nhỏ và ghi đè dữ liệu mới lên.


Tóm lại, 'wipe' ổ cứng đồng nghĩa với việc chúng ta vĩnh viễn xóa bỏ dữ liệu trên ổ cứng đó. Vậy nên cần phải cân nhắc kĩ trước khi thực hiện 'wipe' ổ cứng.


“Shred”: Tôi sẽ chỉ xóa file này thôi


Khi chúng ta nói đến việc 'shred' một số dữ liệu, thường là ít nhất một tập tin hay thư mục, có nghĩa là chúng ta sẽ xóa vĩnh viễn chỉ các tập tin, thư mục được chọn. Về cơ chế hoạt động thì 'shred' cũng giống như “Wipe”, chỉ khác ở phạm vi dữ liệu cần xóa. “Wipe” tiến hành trên phạm vi toàn bộ ổ cứng trong khi 'shred' chỉ áp dụng đối với những vùng dữ liệu được chọn.


Việc này được thực hiện nhờ các phần mềm 'shred' dữ liệu chuyên biệt hoặc đã được tích hợp sẵn trong các phần mềm khác. Không khó để download những phần mềm kiểu này từ Internet, chúng được gọi với cái tên chung là file shredder.


Trong thực tế, 'Shred' thường được sử dụng nhiều hơn 'wipe' bởi thao tác này thường có quy trình xử lý đơn giản và dễ sử dụng hơn.


Tóm lại, 'Shred' cũng là một hoạt động xóa vĩnh viễn dữ liệu, nhưng trên phạm vi nhỏ hơn.


Vậy thì Format sẽ là Delete hay Erase dữ liệu?


Nếu bạn là người dùng bình thường, đã từng thực hiện 'format' thiết bị lưu trữ trước đây, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đó là cách duy nhất để xóa vĩnh viễn dữ liệu trong một vùng lưu trữ lớn. Thực ra không hẳn là như vậy.


Trên tất cả các phiên bản của hệ điều hành Windows, khi chúng ta thực hiện 'a quick format' (định dạng nhanh) đều có nghĩa là xóa dữ liệu tạm thời, tức là chúng ta 'delete' toàn bộ dữ liệu trên thiết bị lưu trữ, chứ không phải 'erase' (xóa vĩnh viễn) chúng. Đó là lý do tại sao quá trình Format lại được máy tính thực hiện rất nhanh.


Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Những thông tin cơ bản về .NET Framework

NET Framework hay .NET Framework, Microsoft .NET Framework là công cụ buộc phải có để có thể cài đặt và sử dụng một số phần mềm trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.

Sự giống và khác nhau giữa các game Romance of the Three Kingdoms trên PC và Romance of the Three Kingdoms: The Legend of CaoCao

Mới đây, KOEI TECMO GAMES đã cho ra mắt Romance of the Three Kingdoms: The Legend of CaoCao, tựa game đầu tiên trên nền di động của series nổi tiếng này. Tất nhiên, với sự chuyển giao giữa 2 nền tảng từ PC lên di động, RTK: The

Những tính năng, thủ thuật Microsoft Word hữu ích có thể bạn chưa biết

Một số mẹo sử dụng Word cơ bản mà chắc chúng ta đều biết, đó là tạo phím tắt , chèn video và ảnh vào Word hay tạo và sử dụng macro ... đều là những cách giúp chúng ta soạn thảo Word chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, vẫn

Cha đẻ Pathfinder hợp tác với công ty Trung Quốc làm game thẻ bài Pathfinder Duels

Mới đây, Paizo Inc, - cha đẻ của tựa game đình đám Pathfinder Adventures đã bắt tay với 37Games trong dự án game mobile sưu tập thẻ bài kĩ thuật số đầu tiên dựa theo Pathfinder với tên gọi Pathfinder Duels.

Dùng kim cương làm "thẻ nhớ vĩnh cửu"

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách lưu trữ vĩnh cửu lượng thông tin tương đương hàng trăm đĩa DVD trong một viên kim cương nhỏ cỡ hạt gạo và mỏng hơn tờ giấy.

Rò rỉ thông số kỹ thuật màn hình iPhone 14

iPhone 14 sắp ra mắt của Apple sẽ có màn hình OLED ở tất cả các phiên bản: tiêu chuẩn, Plus, Pro và Pro Max. Các phiên bản này sẽ sử dụng màn hình LTPS OLED và LTPO OLED, tùy thuộc vào từng phiên bản.

Tất cả các xe của BMW và Mini đều sẽ được trang bị Trợ lý ảo Alexa của Amazon

Từ giữa năm 2018, những chiếc xe của BMW và Mini sẽ được trang bị trợ lý ảo của Amazon là Alexa.

Moto E 2014 sắp ra mắt với chip xử lý 64bit

Dữ liệu Geekbench cho thấy smartphone mà Motorola đang thử nghiệm sở hữu vi xử lý Snapdragon 410 64-bit với bốn lõi CPU Cortex-A53 có thể chạy ở tốc độ xung nhịp 1.4GHz và 1GB bộ nhớ RAM

THỦ THUẬT HAY

POP, IMAP là gì? Nên chọn giao thức nào?

Nếu đã từng thiết lập một ứng dụng email thì chắc chắn bạn đã biết hai thuật ngữ POP và IMAP. Nhưng bạn có hiểu sự khác nhau giữa hai giao thức này và tác động của mỗi giao thức lên tài khoản email của mình như thế nào

Samsung ra mắt bộ nhớ mới có tốc độ cao nhất UFS 4.0

Samsung hiện đang tham dự sự kiện Flash Memory Summit 2022 để giới thiệu những sản phẩm mới nhất của mình trong lĩnh vực hệ điều hành. Một trong số đó là thông báo bắt đầu sản xuất flash modules dựa trên tiêu chuẩn UFS

Đây là những gì bạn cần làm khi Windows 10 không còn được hỗ trợ trên PC

Máy tính của bạn đã có sẵn phiên bản Windows 10 Creators Update chưa? Bản cập nhật miễn phí mới nhất của Microsoft cho hệ điều hành đang liên tục phát triển bao gồm nhiều tính năng mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có

Mẹo giả lập 3D touch, khoá ứng dụng bằng vân tay trên Android

Nếu đang băn khoăn không biết làm thế nào để làm mới cho smartphone của bạn thì hôm nay, mình xin giới thiệu với mọi người một Launcher cực kì thú...

Ứng dụng Hẹn giờ (Gọi, Nhắn tin, Wifi): Trợ lý đắc lực cho những việc quan trọng

Bạn là một người hay quên và thường xuyên bỏ lỡ cuộc gọi quan trọng tới khách hàng, người thân hoặc bạn bè? Bạn cần một người nhắc nhở bạn về thời gian? Vậy hãy thử biến chiếc smartphone của mình thành một người trợ lý

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá giao diện Samsung Galaxy S7 chạy Android 7.0: Mượt, đẹp và hiện đại

Giao diện Samsung Galaxy S7 và Galaxy S7 Edge chạy Android 7.0 được cải tiến hoàn toàn về thiết kế, bố cục và thêm rất nhiều tính năng rất hữu dụng

Đánh giá những máy in dành cho doanh nghiệp tốt nhất năm

Hầu như các công ty đều chọn lựa máy in Laser sử dụng cho doanh nghiệp của mình, có quá nhiều lựa chọn trong hàng nghìn máy in Laser trên thị trường. Bài viết sau sẽ điểm qua 10 máy in Laser được đánh giá tốt nhất do

So sánh và nhận định cấu hình của Surface Book 2 với thế hệ trước

Cùng với Windows 10 Fall Creators, Microsoft đã bất ngờ ra mắt Surface Book 2 với 2 phiên bản 13,5' và 15'. Mặc dù có thiết kế không đổi nhưng Microsoft đã trang bị cho máy cấu hình rất mới với CPU Core i thế hệ 8 và