Sau khi phân tích kỹ những đặc điểm trong bộ kỹ năng của Murad thì bất cứ game thủ Liên Quân Mobile nào cũng phải thừa nhận khả năng vượt trội hơn khá nhiều những vị tướng khác, nhưng “nhân vô thập toàn”, các điểm mạnh của Murad lại vô tình trở thành điểm yếu “chết người” của chính anh ta khi chiến đấu. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những nhược điểm này để độc giả đã sở hữu Murad và dự định leo rank với Lãng Khách Sa Mạc cần nắm rõ.
1. Phụ thuộc vào tướng địch, lính và quái rừng
Trong khi nhiều vị tướng phải farm quái cật lực để tích lũy exp nhằm lên level 4 rồi sở hữu chiêu cuối (thường là chiêu bá nhất), thì Murad dẫu có level 4 cũng không thể vận dung chiêu cuối Ảo Ảnh Trảm được vì đòn này chỉ có thể tung ra sau khi phong ấn được hóa giải, mà muốn hóa giải thì phải tung 4 đòn đánh liên tục. Nhưng muốn đánh thi phải có quái, lính vì thế mà trong những tình huống thiếu các “nguyên liệu” này thì Murad sẽ khó có thể phát huy sức mạnh của Ảo Ảnh Trảm.
2. “Kén chọn” đồng đội đi cùng đường
Việc nội tại có thể kích hoạt chiêu cuối Ảo Ảnh Trảm nhưng phải tích lũy đủ 4 đòn đánh thường luôn khiến Murad phải chăm quan sát thế trận. Những đồng đội là Pháp Sư có thể triệu hồi một trận pháp có tầm đánh rộng như Aleister, hoặc là các Xạ Thủ đánh xuyên mục tiêu như Yorn và Slimz, hay đơn cử những vị tướng có thể gây sát thương cho nhiều mục tiêu chỉ bằng một cú quét với vũ khí. Điều này khiến Murad sẽ phải thường xuyên độc lập tác chiến trước khi bắt đầu giao tranh tổng, việc “kén chọn” đồng đội đi cùng là nhược điểm mà ai chơi Murad cũng phải nắm rõ.
3. Thường xuyên phải lĩnh “ấn” tiên phong do đồng đội ỷ lại khả năng miễn nhận sát thương
Chính việc không bị chọn trở thành mục tiêu và miễn bị tấn công với 2 chiêu Vô Ảnh Vực và Ảo Ảnh Trảm nên Murad có thể sấn tới kết liễu kẻ địch dù có phải lao vào giữa đội hình địch. Nhưng với tâm lý ỷ lại vào Murad với khả năng miễn nhận sát thương trong ít giây này mà nhiều đồng đội của anh ta có thể lùi lại phía sau, nhường “ấn” tiên phong cho một Sát thủ thay vì là Đấu Sĩ hoặc Đỡ Đòn có lượng máu và giáp “trâu”.