Tuy nhiên, chụp là một chuyện, còn in lại là chuyện khác. Rất nhiều bạn nghĩ rằng không thể in 3D ở Việt Nam mà phải đặt từ nước ngoài về. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn những cách để in mô hình 3D từ XZ1, kể cả khi chúng ta không biết bất cứ gì về công nghệ này.
Những cách để in 3D:
Trước khi bắt đầu, có một câu hỏi mà bạn phải đặt ra ở đây:
Bạn có máy in 3D hay quen ai có máy in 3D hay không? Nếu câu trả lời là có, xin chúc mừng, Sony cho phép chúng ta xuất file ra để in mà không áp đặt bất cứ giới hạn nào.
Nếu câu trả lời là không, cũng đừng buồn, vì ở Việt Nam cũng có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ in 3D. Mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách để thu được thành phẩm ở bên dưới.
Và kể cả nếu không thích các dịch vụ in ở Việt Nam thì các bạn cũng hoàn toàn có thể đặt hàng các dịch vụ mà Sony chính thức hỗ trợ với giá không quá cao.
Dùng dịch vụ ở Việt Nam:
Hiện tại ở Việt Nam có một số dịch vụ in 3D, mình thì dùng taomau3D.com của các bạn cafe in 3D. Thử nghiệm thì giá khoảng 270 ngàn đồng cho một mẫu bằng nhựa ABS trắng, kích cỡ 10x10mm, bao gồm cả đế. Bản chất của in 3D thì các bạn cần quan tâm đến vật liệu là nhựa PLA hoặc nhựa ABS, hai loại vật liệu in 3D phổ biến nhất hiện tại. Nhựa ABS thì cứng hơn và khó in hơn nhựa, giá của nó cũng đắt hơn khoảng 10%.
Yếu tố thứ 2 các bạn cần quan tâm là màu sắc, chúng ta có thể chọn các màu sắc mà chúng ta mong muốn, miễn là bên in có màu nhựa đó.
Yếu tố cuối cùng là Infill, tức độ dày của vật in. Thường là bạn sẽ chọn đồ dày khoảng 20% thôi, cao lắm cũng chỉ 30% là đủ cứng rồi. Nếu chọn 100% thì bên trong sẽ đặc hoàn toàn nhưng sẽ rất tốt tiền nhựa
Xem trên Photoshop, các bạn có thể thấy là Sony đã chồng một layer hình lên phần 3D phía dưới để hình ảnh nhìn ấn tượng hơn
Đây là phần 3D sau khi tắt hình đi
Phần hình độc lập đây
Cấu trúc file zip của Sony sau khi giải nén
Để dùng dịch vụ in thì các bạn gửi toàn bộ file zip tới cửa hàng nhận, họ sẽ kiểm tra và báo giá cho chúng ta. Hoặc nếu không thì đăng tải lên website của cửa hàng, như mình nói ở trên. Khi này thì hệ thống scan của website sẽ tự quét và báo giá cho chúng ta luôn. Mình thử đặt lệnh in thì có sau khoảng 1 ngày.
Giá của một mẫu in thử
Dùng dịch vụ in do Sony hỗ trợ và ship về Việt Nam
Trên XZ1 thì Sony có hỗ trợ 2 dịch vụ là Shapeways và Sculpteo. Cả 2 dịch vụ này đều hỗ trợ ship về Việt Nam với giá rất ổn, ưu điểm của họ là cho phép in giống hệt những gì bạn thấy, tức bao gồm cả layer hình ảnh và màu sắc phía trên chứ không chỉ phần layer 3D phía dưới như các dịch vụ của Việt Nam. Thực ra muốn in kiểu này ở Việt Nam cũng có nhưng giá thì sẽ rất cao, vì họ phải dùng đầu phun CMYK.
Nếu chọn in kiểu thì này thì có 3 vấn đề bạn cần lưu ý:
1) In trong ứng dụng 3D Creator của Sony thay vì up lên dịch vụ trực tiếp bằng website, có vẻ như Sony đã làm việc với 2 dịch vụ này để có giá rẻ hơn so với giá trên website. Mình thấy giá in 5cm x 5cm chỉ có cỡ 7$ in thôi, còn 10cm x 10 cm vào khoảng 28 ngàn. Nếu bạn up file lên website thì giá sẽ mắc hơn khá nhiều.
2) Cần quan tâm đến kích cỡ thành phẩm, vì kích cỡ càng lớn thì số tiền còn tăng theo cấp số nhân. Và với các file lớn thì giá in có thể sẽ mắc gấp 3 lần so với Việt Nam.
3) Nếu in thì các bạn có thể in nhiều sản phẩm cùng lúc để ship chung 1 kiện sẽ rẻ hơn. Mình thấy phí ship của họ không mắc, nhưng gom nhiều sản phẩm vẫn tốt hơn.
Đặt thử trên website, rất mắc so với giá ở Việt Nam hoặc giá in trực tiếp trên điện thoại, bù lại thì bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn, kể cả in lên nhôm
Đây là giá đặt trên điện thoại, rẻ hơn khá nhiều
Xem file / Tự in:
Như đã nói thì các bạn có thể tự xem file hoặc tự in, vì Sony cho phép xuất file ra dưới định dạng zip. Có nhiều cách để xem, nhưng dễ nhất là dùng Photoshop. Các bạn chỉ đơn giản là giải nén file zip ra rồi mở file .obj bằng photoshop là có thể xem và xoay được thoải mái. Còn nếu muốn in thử thì có thể dùng Ultimaker Cura, phần mềm này sẽ đóng vai trò chuyển đổi file .obj thành các file vector để máy in có thể hiểu được. Dùng Cura thì các bạn cũng sẽ có thể gỡ bỏ các thành phần có sẵn trong file Sony như đế hoặc thay đổi kích cỡ vật thể để tiết kiệm nhựa hơn
Sau khi có file rồi thì chỉ việc in thôi, vì khi này máy in đã có thể hiểu được lệnh rồi.