Theo Neowin , nhằm tăng độ bền cho màn hình smartphone để nó không bị hỏng trong quá trình sử dụng hằng ngày, các nhà sản xuất smartphone đang không ngừng thử nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau, và giải pháp mới nhất đến từ Motorola là một ví dụ tiêu biểu.
Trong văn bản của Motorola, công ty mô tả giải pháp khéo léo cho vấn đề rắc rối liên quan đến màn hình hiển thị: thay vì sử dụng vật liệu nhựa thủy tinh hoặc nhựa PET, lớp trên của màn hình hiển thị sẽ được làm bằng polymer nhớ hình dạng (shape memory polymer, hay SMP). Như tên gọi của nó, SMP có thể trở lại hình dạng ban đầu ngay cả sau khi nó đã bị biến dạng.
Để giữ lại hình dạng của màn hình, lớp polymer phải được làm nóng đến một ngưỡng nhất định. Mặc dù thiết bị có thể tự cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho các khu vực bị ảnh hưởng nhưng người dùng vẫn có thể truyền nhiệt từ cơ thể của chính mình như là một giải pháp thay thế.
SMP là công nghệ vật liệu mà Giáo sư Vicky Thảo D.Nguyễn - người Mỹ gốc Việt duy nhất trong danh sách 100 nhà khoa học trẻ, được nhận giải thưởng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong năm 2009, tham gia nghiên cứu. Vì đây là một vật liệu mới mẻ nên SMP vẫn chưa thực sự hoàn hảo.
Màn hình tự phục hồi có vẻ rất hứa hẹn nhưng việc tạo ra nó có thể không làm hài lòng cho mọi người, nhất là khi công nghệ có thể phải mất nhiều năm để hoàn thiện. Gần đây, Motorola cũng đã phát triển màn hình Shatterproof (không vỡ) trên Moto Z2 Force nhưng vẫn có những cảnh báo nhất định về công nghệ này.
Bằng sáng chế Apple phác thảo công nghệ màn hình điều chỉnh góc nhìn
Apple có kế hoạch đưa vào các thiết bị iOS trong tương lai công nghệ hiển thị màn hình độc đáo, có khả năng điều chỉnh góc nhìn theo ý muốn để đảm bảo tính riêng tư trong quá trình sử dụng.
Thành Luân