Ánh nắng mặt trời có thể khiến điện thoại hoặc laptop của bạn hư hỏng
Smartphone ghét cái nóng còn hơn con người, cho nên bạn đừng để điện thoại của bạn ra ngoài trời nắng quá lâu. Trong nhiều trường hợp, nếu ánh nắng chiếu vào điện thoại quá lâu sẽ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học của các chất trong Pin, điều này có thể làm hỏng cấu trúc bên trong và dẫn đến mất chất điện phân giúp giữ điện tích. Và hậu quả cuối cùng là Pin sẽ bị phồng và lâu ngày sẽ dẫn đến hỏng.
Ngoài ra, ánh nắng chiếu lâu vào điện thoại cũng có thể làm các lớp siêu mỏng tạo nên màn hình điện thoại bị cháy sém, dẫn đến hư hỏng màn hình. Ở một cấp độ nặng hơn nữa với nhiệt độ cao chiếu vào điện thoại, các lớp keo dính giúp kết nối các thành phần điện thoại và vỏ bọc bên ngoài bằng nhựa có thể bị biến dạng hoặc hư hỏng hoàn toàn khi chúng bị tan chảy dưới sức nóng mặt trời.
Nhiệt gây ra sự co dãn của các vật liệu cấu thành các thiết bị điện tử bên trong điện thoại hay laptop. Nếu bạn để điện thoại và laptop quá nóng, các vết nứt sẽ xuất hiện và làm các thiết bị điện tử có thể hỏng hóc gây ra vấn đề suy thoái hiệu năng của điện thoại hay laptop.
Các sản phẩm công nghệ thời nay thường được thiết kế với cơ chế tự động bảo vệ các thành phần khi nhiệt độ tăng lên quá cao, đây là lý do mà laptop hay điện thoại của các bạn tự ngắt khi phát hiện nhiệt độ tăng lên quá cao. Đây có lẽ là một giải pháp nhất thời trong một số trường hợp để giúp chiếc điện thoại quý giá của bạn giảm nhiệt và phục hồi sau thời gian phải chịu nhiệt dưới ánh nắng mặt trời.
Nhiệt độ hoạt động an toàn
Khi mua các sản phẩm công nghệ bạn nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như là các thông số về nhiệt độ hoạt động trên bao bì sản phẩm. Chẳng hạn như MacBook Pros hoàn toàn mới, cần nhiệt độ hoạt động từ 10 đến 35 ° C để hoạt động chính xác. Apple cho biết nhiệt độ cất giữ MacBook Pros có thể chịu được là trong khoảng –25 tới 45 ° C, nếu cao hơn hoặc thấp hơn có thể khiến hỏng thiết bị. Một ví dụ khác là iPhone X, cần nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 35 ° C và lưu trữ là −20 đến 45 ° C.
Không phải nhà sản xuất thiết bị công nghệ nào cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết như vậy nhưng bạn có thể sử dụng thông số kỹ thuật của Apple làm điểm chuẩn cho các điện thoại và máy tính xách tay khác. Như Google khuyến cáo rằng, Pixel 2 có thể chịu được nhiệt độ tối đa là 45 ° C hoặc Samsung nói rằng 'điều kiện hoạt động bình thường' của sản phẩm từ Samsung là từ 0 đến 35 ° C, các thông số này hoàn toàn phù hợp với các thông số mà Apple đưa ra, cho nên các bạn nên tin tưởng thông số của Apple ra làm tiêu chuẩn.
Nói cách khác, các thiết bị điện tử mà được đặt trong ánh sáng mặt trời có thể sẽ đạt đến một nhiệt độ nguy hiểm nhanh hơn bạn nhận ra. Cho nên, bạn cần tuân thủ các quy tắc về nhiệt độ an toàn mà các nhà sản xuất đưa ra để tránh những sự cố không mong muốn nếu thiết bị công nghệ của bạn quá nóng.
Luôn để các thiết bị công nghệ ở nơi mát mẻ:
Để các thiết bị công nghệ ở nơi mát mẻ thật ra là một điều rất đơn giản, nhưng bạn nên lưu ý là không để các thiết bị tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng mặt trời. Cũng để chúng ở nơi quá lạnh vì nhiệt độ thấp, độ ẩm cao cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đồ công nghệ của bạn.
Nếu bạn đang ra ngoài, bạn cần giữ điện thoại hoặc máy tính xách tay trong bóng râm, cho dù đó là trong xe hơi hay trên bãi biển. Quấn khăn quanh thiết bị của bạn, hoặc giữ nó trong túi, và kiểm tra nó thường xuyên và đừng quên để điện thoại hoặc laptop ở đâu đó nha.
Điện thoại và laptop có thể nóng hơn nếu bạn vừa sử dụng chơi game, xem video, lướt facebook và vừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cho nên trước khi ra ngoài bạn nên tắt điện thoại cho đến khi cần sử dụng chúng một lần nữa.
Trên đây là nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để giúp chống nóng cho máy trong quá trình sử dụng. Cảm ơn đã đọc và tôi mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn.
Theo Field Guide