Intel Optane là một công nghệ bộ nhớ đệm mới nhất được trình làng bởi nhà sản xuất chip Intel, công nghệ này sẽ giúp cho laptop hoặc PC của bạn hoạt động nhanh và ổn định hơn thông thường. Vậy Intel Optane là gì, sử dụng có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về công nghệ bộ nhớ đặc biệt này nhé.
1/ Bộ nhớ Intel Optane là gì?
Khi ra mắt dòng vi xử lý Intel Core i thế hệ thứ 7, Kaby Lake, Intel cũng đã giới thiệu 1 bộ nhớ đặc biệt, đó là Intel Optane. Đây là công nghệ bộ nhớ đệm dung lượng lớn thế hệ mới nhất ứng dụng công nghệ 3DXPoint (đọc là cross point).
Công nghệ này dựa trên cấu trúc xếp chồng lên nhau theo chiều dọc các lớp bán dẫn, mục đích để tiết kiệm không gian, tăng dung lượng, tăng khả năng kết nối và tăng tốc đọc cho bất kỳ thiết bị lưu trữ nào trên hệ thống.
2/ Nguyên lý hoạt động của Intel Optane
Intel Optane hoạt động như một bộ nhớ đệm, là cầu nối giữa CPU, RAM và ổ cứng để dữ liệu truyền nhanh hơn.
Cụ thể, thay vì CPU và RAM phải chờ ổ cứng thực hiện các tác vụ xử lý thì nay đã có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ bộ nhớ đệm Optane, từ đó tăng tốc độ đọc và tăng khả năng xử lý lên gấp nhiều lần so với ổ cứng HDD hoặc thậm chí là ổ SSD truyền thống.
3/ Dung lượng của Intel Optane
Intel hiện ra mắt 2 mức dung lượng cho Intel Optane là 16 GB và 32 GB, dung lượng này đối với 1 bộ nhớ đệm là đủ dùng cho đa số các tác vụ.
Thật ra Optane chỉ chứa các lệnh để chạy chương trình chứ không phải chứa toàn bộ dữ liệu như RAM hay ổ cứng nên dung lượng không cần cao. Hơn nữa trong tương lai gần Intel cũng sẽ phát triển bộ nhớ đệm với dụng lượng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
4/ Hiệu năng của Intel Optane
Vì là bộ nhớ đệm nên Intel Optane có thể hoạt động chung với cả ổ cứng HDD và SSD nhưng hiệu quả nhất vẫn là trên HDD. Tốc độ đọc được cải thiện vượt bậc, khoảng 900 MB/giây, gấp đôi SSD SATA III, thời gian khởi động hệ điều hành chỉ vào khoảng 20 giây, tổng hiệu suất được tăng lên 28%, việc truy xuất dữ liệu và truy cập ứng dụng nhanh hơn gấp đôi những ổ SSD thông thường.
Đây là kết quả so sánh tốc độ của Optane so với các loại ổ cứng khác, trong đó có so sánh với SSD + Optance
Còn đây là tốc độ của HDD + Optane, đây là sự lựa chọn hàng đầu cho người sử dụng vừa muốn sự nhanh chóng của SSD vừa muốn dung lượng cao, giả thành vừa phải của HDD
5/ Cấu hình phần cứng và phần mềm phù hợp với Intel Optane
Khả năng tương thích với cấu hình của Optane khá kén chọn, yêu cầu cơ bản như sau:
- Bo mạch chủ có giao tiếp M.2, chúng không nhất thiết phải mang thương hiệu Intel nhưng phải hỗ trợ BIOS cho Optane.
- Bo mạch chủ sử dụng chipset Intel (gồm Z270, Q270, H270, Q250, B250 và C236)
- Chỉ hỗ trợ bộ xử lý bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 7 mới nhất.
- Tương thích với chỉ với Windows 10 64 bit.
- Sau khi lắp ráp phải cài đặt thêm Driver để sử dụng được Intel Optane.
Nếu cấu hình không tương thích thì bạn có thể chọn cho mình 1 sản phẩm mới, bạn có thể một số dòng laptop trợ sẵn bộ nhớ Intel Optane như: HP Elitebook 800 G5, Envy Curved All-in-One, Prodesk 400 G4, Elitedesk 800 G3 hay các dòng Dell Vostro V7570, Inspiron N5570 , XPS 13 9360, XPS 15…
6/ Nhược điểm của Intel Optane
Tuy hoạt động nhanh và hiệu quả nhưng Intel Optane vẫn còn 1 số nhược điểm nhỏ như sau:
- Khó tương thích với phần cứng hiện tại của máy( như đã đề cập ở phần trên).
- Do mới phát triển nên giá thành còn hơi cao.
- Dung lượng còn hạn chế ở mức 16 GB, 32 GB.
- Hoạt động rất tốt khi kết hợp với HDD, còn SSD thì có cải thiện nhưng không hiệu quả bằng.
- Hệ thống có Optane cũng sẽ tốn nhiều điện năng hơn.
Hi vọng sau bài viết này của chúng tôi bạn đã có được nhiều thông tin bổ ích về bộ nhớ đệm Intel Optane rồi. Nếu có đóng góp thêm xin vui lòng để lại lời nhắn ở phần bình luận phía dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất nhé!