Danh sách xếp hạng
Danh sách được xếp hạng dựa trên chỉ số tự động hóa sẵn sàng của 25 nền kinh tế tiên tiến, qua đó xác định những bước tiến lớn nhất trong việc chuẩn bị lực lượng lao động của các quốc gia cho một tương lai tự động với trí tuệ nhân tạo AI.
Các nhà nghiên cứu đã chia thành ba tiêu chí xếp hạng chính: Sáng kiến môi trường (tiền chi cho nghiên cứu, phát triển và đầu tư vào không gian), chính sách trường học và phát triển lực lượng lao động công cộng (chương trình do chính phủ điều hành, đào tạo lại công nhân).
Tập đoàn ABB đã ngợi ca 3 quốc gia dẫn đầu trong danh sách này là Hàn Quốc, Đức và Singapore. Vị trí thứ 4 và 5 lần lượt thuộc về Nhật Bản và Canada. Mỹ xếp ở vị trí thứ 10, ngay sau Anh (8) và Úc (9).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thứ hạng thấp này của Hoa Kỳ, 2 nguyên nhân chính là: thiếu tiến bộ trong việc phát triển giáo trình giáo dục và môi trường pháp lý chậm chạp, không có chi phí đầu tư cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo này.
Chiến lược và sự chuẩn bị của các quốc gia
Các nhà lãnh đạo đã điều chỉnh mô hình giáo dục của họ để dạy các kỹ năng theo yêu cầu bắt đầu từ những năm học tiểu học. Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản là ba trong số rất nhiều quốc gia đã ưu tiên STEM (môn học liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) trong giáo dục từ rất sớm, họ đã điều chỉnh chương trình giảng dạy để dạy mọi thứ từ khoa học máy tính cho đến người máy trước khi học sinh Mỹ học Đại số và cách gõ văn bản.
Trung Quốc thậm chí còn thử nghiệm với chương trình giảng dạy ưu tiên về tính sáng tạo và trí nhớ với những bài kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa để chuẩn bị cho sự phát triển của AI và tự động hóa.
Đức đã bắt kịp xu hướng bằng cách cung cấp các chương trình nhằm dạy các kỹ năng công nghệ trong một khoảng thời gian ngắn bên cạnh việc học chính tại lớp. Trong khi đa số sinh viên Hoa Kỳ đang học chương trình giảng dạy ưu tiên lý thuyết và kỹ năng ghi nhớ, sinh viên ở Đức đang được làm việc trong chính lĩnh vực của họ, giống như việc học nghề ngay khi kết thúc bậc trung học.
Theo The Next Web dẫn lại, Singapore có một ý tưởng mới để giải quyết vấn đề này. Các quan chức chính phủ đang thử nghiệm với “Tài khoản học tập cá nhân', một chương trình khuyến khích công nhân của đất nước trải qua quá trình đào tạo sâu rộng hơn khi nghề nghiệp của họ đang thăng tiến. Đức cũng đang xem xét một kế hoạch tương tự.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Estonia và Nga cũng có những chính sách, kế hoạch ưu tiên AI và tự động hóa. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Trí tuệ nhân tạo là tương lai, không chỉ cho Nga mà còn cho cả nhân loại. Nó đi kèm với các cơ hội khổng lồ nhưng cũng khó có thể dự đoán được các mối đe dọa mà nó sẽ mang lại. Ai trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này sẽ trở thành người cai trị thế giới.”
Lorenzo Fioramonti, giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Pretoria, Nam Phi cho biết: “Sự khác biệt giữa hiện tại với quá khứ là các công nghệ tự động hóa ngày nay rất thông minh và có khả năng học hỏi. Nói một cách đơn giản, lực lượng lao động của ngày mai sẽ phải học cùng với nó trong suốt toàn bộ sự nghiệp của họ”.
Kết
Liệu Hoa Kỳ có kịp thay đổi và đưa ra những chiến lược phát triển mới để bắt kịp các quốc gia khác trên thế giới trong trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong tương lai, cùng chờ xem nhé.
Tech Funny