Hợp đồng trên giúp nhóm nhà đầu tư chiếm 17.5% cổ phần của Uber, với SoftBank nắm giữ 15% để trở thành cổ đông lớn nhất. SoftBank đã đầu tư 1.25 tỷ USD vào Uber ở thời điểm công ty có trị giá 68 tỷ USD trước đó, đồng thời mua lại cổ phần hiện tại sau khi định giá Uber ở mức 48 tỷ USD, nghĩa là giảm 30%.
Như vậy, thỏa thuận này đã làm rõ một việc: Bây giờ, SoftBank chứ không phải Uber mới là ông chủ ở lĩnh vực gọi xe công nghệ. Trước khi ký kết với Uber, gã khổng lồ công nghệ đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào các ứng dụng gọi xe như Ola Ấn Độ, Grab Singapore, Didi Chuxing ở Trung Quốc và Brazil’s 99 (đã được Didi mua lại).
Dưới đây là danh sách tất cả các vòng tài trợ ở thị trường gọi xe mà SoftBank đã tham gia, dựa trên dữ liệu từ công ty nghiên cứu PitchBook. Dấu hoa thị biểu trưng cho giao dịch mà SoftBank dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư:
Thỏa thuận mà SoftBank đạt được đã mở rộng ban lãnh đạo của Uber từ 11 lên 17 thành viên, giảm quyền biểu quyết của các cổ đông ban đầu và hạn chế ảnh hưởng của đồng sáng lập - cựu CEO Travis Kalanick, người đã bán gần 1/3 trong số 10% cổ phiếu của ông để thu về 1.4 tỷ USD.
Từ nay, trong quan bản trị Uber sẽ bao gồm 2 giám đốc của SoftBank: Rajeev Misra, người đứng đầu Quỹ tầm nhìn (Vision Fund) trị giá 100 tỷ USD và Marcelo Claure, Chủ tịch và CEO Sprint Corporation.
SoftBank là một tập đoàn đa quốc gia có quy mô lớn. Họ đang sẵn sàng sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để phá vỡ không khí tương đối hòa bình giữa những công ty cung cấp dịch gọi xe trên thị trường hiện nay.
Thay vào đó, cuộc cạnh tranh khốc liệt sẽ diễn ra vô thời hạn cho đến khi có những người “đổ máu và gục ngã”.
Theo Financial Times, Misra muốn Uber tập trung tăng trưởng ở Mỹ, Châu Âu, Mỹ Latinh và Úc, đồng thời nhấn mạnh về việc rút khỏi những quốc gia không thu được lợi nhuận như Ấn Độ, Singapore và nhiều nước thuộc APAC (Châu Á – Thái Bình Dương).Hành động này không chỉ đơn thuần là cắt giảm khoản lỗ lên đến 1.5 tỷ USD trong quý 3/2017. Misra kỳ vọng Uber sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng hơn ở những thị trường chính.
Nếu SoftBank có thể thuyết phục Uber rút khỏi thị trường APAC, họ sẽ thu về nhiều lợi ích, bởi điều này đồng nghĩa với triển vọng phát triển của Ola ở Ấn Độ hay Grab ở Singapore – những startup mà SoftBank đang rót vốn, qua đó tránh được việc các danh mục đầu tư đấu đá lẫn nhau.
Với việc nằm quyền kiểm soát tại cả 4 ứng dụng gọi xe lớn nhất thế giới hiện nay là Uber, Grab, Didi và Ola, không quá khi nói rằng SoftBank mới chính là ông chủ thực sự của thị trường gọi xe.
Hiện nay, Didi đã kiểm soát phần lớn thị trường Trung Quốc kể từ khi Uber bán hoạt động gọi xe cho chính đối thủ này hồi tháng 8/2016. Trong khi đó, Uber chưa thật sự thành công ở thị trường Mỹ, Châu Âu, Mỹ Latinh lẫn Châu Phi.
Việc “kết duyên” với SoftBank khiến Uber không thể có được vị thế thống trị trên toàn cầu như hãng từng mong ước và phần nào mở ra cơ hội cho những công ty khác trên thị trường gọi xe.
Nếu Uber thực sự rút lui khỏi nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia phải ngừng hoạt động. Hệ quả dễ nhận thấy nhất là rất nhiều người phải tìm kiếm công việc mới.
Khi đó, một thương hiệu mới được thành lập gần đây là Mai Linh sẽ có thêm cơ hội để khẳng định tiềm lực của các công ty trong nước trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt với những doanh nghiệp nước ngoài.
Tech Funny