Sau những nỗ lực cấm Bitcoin trước đây, chính phủ Trung Quốc lại tiếp tục đưa ra một lệnh cấm mới, lần này là cấm các địa điểm thương mại (bao gồm tòa nhà văn phòng, khách sạn và trung tâm mua sắm..) không được tổ chức các sự kiện quảng bá tiền điện tử, làm dấy lên suy đoán về việc chính phủ Trung Quốc đang từng bước thắt chặt hơn ngành công nghiệp này. Lệnh cấm này gây ngạc nhiên đối với nhiều người vì gần đây, Trung Quốc đã chi gần 3 tỷ đô la cho các công ty tài trợ blockchain.
Lệnh cấm này có vẻ sai sai!
Tại sao cuộc đàn áp ở Trung Quốc vẫn còn đáng ngạc nhiên và chúng ta vẫn chưa biết rõ lý do đằng sau hành động này. Phóng viên tin tức nổi tiếng Joseph Young đã thể hiện sự ngạc nhiên trên twitter của mình.
After banning Bitcoin three times, I thought there was nothing left for China to ban.
After spending $3 billion on funding blockchain firms, China now bans all commercial events related to crypto.
Weird stance. Asks local agencies to speed up blockchain dev then bans all events https://t.co/kJDzRPUgtR
— Joseph Young (@iamjosephyoung) 22 tháng 8, 2018
Sau 3 lần cấm Bitcoin, tôi đã nghĩ Trung Quốc không thể cấm điều gì nữa. Sau khi chi 3 tỷ USD cho các công ty tài trợ blockchain, Trung Quốc hiện cấm tất cả các sự kiện thương mại liên quan đến mật mã.
Lập trường thật lạ. Yêu cầu các cơ quan địa phương tăng tốc độ phát triển blockchain, sau đó lại cấm tất cả các sự kiện.
Ít nhất tám phương tiện truyền thông đại chúng tập trung vào blockchain và cryptocurrency – một số trong số đó đã huy động được vài triệu đô la vốn mạo hiểm – đã phát hiện tài khoản công cộng chính thức của họ trên WeChat bị chặn vào tối thứ Ba, do vi phạm quy định mới từ cơ quan giám sát hàng đầu của Trung Quốc.
Tencent, nhà điều hành của WeChat, cho biết họ đã đóng cửa vĩnh viễn các tài khoản này vì chúng bị nghi ngờ xuất bản thông tin liên quan đến ICO và suy đoán về giao dịch tiền điện tử. Các tài khoản bị chặn trên WeChat bao gồm một số các nền tảng tin tức blockchain phổ biến nhất bao gồm Jinse Caijing và Huobi News.
Trong tuyên bố của mình, Huobi có trụ sở tại Bắc Kinh, cũng điều hành một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, thừa nhận việc đóng tài khoản tin tức của họ là “hành động rộng rãi nhắm mục tiêu truyền thông công nghiệp” của WeChat.
Trung Quốc đang đi ngược với lời hứa đầu năm
Mặc dù trước đây chính phủ đã cấm các đồng tiền điện tử, nhưng lại đưa ra các lập trường khá tích cực vào đầu năm 2018. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến tin tức này trở thành một cú sốc cho các nhà phân tích và chuyên gia địa phương. Đầu năm nay, CCTV, kênh truyền hình quốc gia thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, đã báo cáo rằng blockchain có thể có tác động lớn gấp 10 lần Internet có trên nền kinh tế và xã hội toàn cầu.
“Blockchain là kỷ nguyên thứ hai của Internet. Giá trị của blockchain gấp 10 lần so với Internet. Blockchain tạo ra niềm tin.”
Những nhận xét tích cực của CCTV theo sau bởi quyết định táo bạo của chính phủ Trung Quốc để phân bổ ít nhất 3 tỷ USD để tài trợ cho các dự án blockchain mới nổi và các công ty mới khởi nghiệp, để duy trì vị trí hàng đầu trong phát triển blockchain.
Vào tháng 4 năm 2018, một quỹ blockchain mới của Trung Quốc trị giá 1.6 tỷ đô đã được khởi động, gọi là Quỹ đổi mới Blockchain toàn cầu Xiong’An với mục đích đầu tư vào các công ty khởi nghiệp sáng tạo – 30% trong số đó được hỗ trợ bởi chính quyền thành phố.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh nhiều lần rằng công nghệ Blockchain có khả năng phá vỡ cấu trúc tài chính toàn cầu. Theo The People’s Daily cũng đã ghi nhận vào đầu năm:
“Các nền tảng công nghệ Blockchain chính thống đều bắt nguồn từ nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ Blockchain trong nước nên kiên nhẫn bắt đầu để làm cho công nghệ này trở nên độc lập và có thể điều khiển được, đồng thời với đó là việc cố gắng dẫn dắt phát triển công nghệ Blockchain toàn cầu.”
Việc thay đổi lập trường mới này của chính phủ Trung Quốc sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của blockchain trong nước. Hành động này dường như đã đi ngược với lời hứa mà chính phủ đã tuyên bố đầu năm nay.
Theo coingape