B ạn có thể bảo 'đây là chủ đề nhàm chán lắm rồi' và bạn đã đúng. Nhưng, tương tự sự nhàm chán của giao tiếp giữa máy ảnh và ống kính, thì ý nghĩa của ngàm nối máy ảnh, sự tương thích với ống kính, lý do tại sao một số ống kính hoạt động tốt, số khác lại không, ưu nhược của các ngàm chuyển đổi và những hư hỏng do không biết hoặc cố tình, hiểu về ngàm ống kính phần nào giúp ta hiểu về máy ảnh ... thì trong mớ hỗn độn đó lại có những điều thú vị.
B ạn có thể bảo 'đây là chủ đề nhàm chán lắm rồi' và bạn đã đúng. Nhưng, tương tự sự nhàm chán của giao tiếp giữa máy ảnh và ống kính, thì ý nghĩa của ngàm nối máy ảnh, sự tương thích với ống kính, lý do tại sao một số ống kính hoạt động tốt, số khác lại không, ưu nhược của các ngàm chuyển đổi và những hư hỏng do không biết hoặc cố tình, hiểu về ngàm ống kính phần nào giúp ta hiểu về máy ảnh ... thì trong mớ hỗn độn đó lại có những điều thú vị.
Ngàm ống kính dạng gạt khóa Mamiya RB và ngàm ống kính M39 răng xoáy của Leica
Ngàm ống kính để làm gì?
Ống kính được gắn vào các máy ảnh có khả năng hoán đổi ống kính (hay gọi là máy ảnh ống kính rời) qua cổng kết nối, gọi là ngàm ống kính. Chuẩn ngàm ống kính của mỗi hãng sản xuất máy ảnh là chuẩn riêng biệt được tính toán đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, độ chính xác về quang học cũng như cơ cấu hoạt động nhằm đạt hiệu quả nhất khi gắn một ống kính vào một máy ảnh. Mỗi hệ thống máy ảnh cùng loại sử dụng ngàm nối giữa ống kính và máy ảnh riêng, giới hạn khả năng tương thích với các ống kính hay máy ảnh hãng sản xuất khác, hoặc giới hạn giao tiếp điện tử của hệ thống điều khiển lấy nét và phơi sáng. Hầu hết các ngàm ống kính hiện có trên thị trường sử dụng dạng 3 chấu (chân) có hình dáng một cung tròn (bayonet) lệch cung với ngàm trên máy ảnh, tức là ống kính được gắn vào máy ảnh bằng cách định vị 3 chấu trên máy ảnh rồi xoay nhẹ 45-90° tùy dòng để cố định ống kính, khép kín và giữ chắc chắn tại vòng giao tiếp giữa ống kính và thân máy ảnh. Hãng thứ ba sản xuất ống kính thì cũng thiết kế phù hợp với chuẩn ngàm của hãng mà họ muốn cung cấp. Dạng ngàm 3 chấu (chân) được dùng hầu hết vì tính chất đơn giản dễ dàng tháo lắp, giao tiếp phần điện giữa ống kính và thân máy ổn định và độ chính xác cao. Trước đây có loại ngàm xoắn ống vặn ống kính vào máy ảnh như vặn con tán... phức tạp hơn.
Ngàm gạt khóa Canon FD và ngàm Mamiya 7 có chân 3 chấu
Ngàm ống kính của mỗi hãng máy ảnh khác nhau thế nào?
Sự khác biệt ngàm ống kính mỗi hãng ngoài tính chất riêng biệt khác nhau: về phần kết nối điện tử, kích thước, cấu trúc hình dáng giao tiếp. Mỗi dòng ngàm ống kính lại có thể khác nhau vì khoảng cách từ thấu kính đuôi đến cảm biến khác nhau, để đạt được độ lấy nét đúng khác nhau. Nên, không phải cứ gắn ngàm chuyển là chắc chắn sử dụng tốt, mà còn tùy.
Khoảng cách từ ngàm đuôi ống kính đền bề mặt phim hay cảm biến ảnh của mỗi hệ thống máy ảnh được tính toán và thiết kế dành cho hệ ống kính tương ứng. Khoảng cách đó không đổi để đảm bảo khả năng lấy nét chính xác từ khoảng cách gần nhất ghi trên ống kính đến xa vô cực. Nếu gắn ống kính có khoảng 'cự ly cạnh' khác cự ly chuẩn, ngắn hơn chẳng hạn sẽ không đạt được độ lấy nét như tính toán của hãng máy ảnh. Đây là điểm cần lưu ý khi người dùng muốn sử dụng hệ thống ống kính khác hãng với máy ảnh quan ngàm chuyển đổi.
Ví dụ: Có một số hãng máy ảnh phân chia ra các nhóm dùng ngàm ống kính khác nhau. Chẳng hạn mấy ảnh Sony A-mount (ngàm A) dùng gương mờ cải tiến còn máy ảnh Sony E-mount không dùng gương phản chiếu. Nên, sự khác biệt giữa ống kính A-mount và E-mount là distance flange là khoảng cách từ ngàm sau ống kính đến mặt phẳng cảm biến; nhiều máy ảnh A-mount là thiết kế SLR truyền thống có kính ngắm phản xạ giữa phần sau của ống kính và cảm biến, chúng cần có không gian cho kính ngắm. Trong khi máy ảnh E-mount không có kính ngắm phản xạ, do vậy có thể được thiết kế với distance flange ngắn hơn nhiều và do đó ống kính tổng thể nhỏ hơn.
Ngàm chuyển là gì?
Nhu cầu sử dụng ngàm chuyển đổi phát triển mạnh mẽ từ khi hệ thống máy ảnh không gương lật ra đời. Mình còn nhớ khoảng năm 2011 sau khi chiếc Nex của Sony ra đời, một phần khan hiếm ống kính chính hãng, một phần anh em chế được ngàm chuyển đổi để sử dụng hệ thống ống kính các hãng khác, hoặc kho ống kính cho máy dùng phim xưa cũ, đã tạo ra phong trào 'xoay tay' với Nex rất mạnh mẽ. Qua ngàm chuyển đổi, hầu hết đều gây ra khoảng distance flange khác với khoảng chuẩn lấy nét. Chẳng hạn gắn ống kính Nikon F trên Sony E thì thay vì trên máy ảnh Nikon là khoảng cách từ đuôi ống kính đến mặt cảm biến là 46.5mm đúng với khoảng chuẩn của một máy ảnh Nikon F-mount, bây giờ trên Sony E chỉ là 28.5mm. Khả năng lấy nét chắc chắn không đạt được mức tối đa tự thân máy ảnh có được do hãng tính toán với ống kính tương thích chuẩn. Nhưng ở mức độ nào đó, chất lượng ảnh vẫn sử dụng tốt, hoặc vì lý do muốn có những hiệu ứng mà ống kính gắn qua ngàm đó tạo ra. Như các ống kính ngàm M39, 42...
Ngàm ống kính dạng đuôi 3 chấu: Canon EF, Nikon F, Sony E
Ngoài các hãng sản xuất các ngàm chuyển chất lượng, có thể gắn thêm thấu kính bên trong ngàm chuyển để thay đổi chuẩn khoảng distance flange, thậm chí có hãng sản xuất ngàm chuyển đổi có khả năng lấy nét tự động (autofocus), như ngàm dành cho ống kính Leica gắn vào máy ảnh Sony Alpha chẳng hạn, thì những người chơi ngàm chuyển còn mài ngàm cho mỏng đi, hoặc tháo ngàm cũ trên đuôi ống kính và thay vào đó ngàm mới phù hợp với ngàm máy ảnh ... Chẳng hạn ngàm ống kính FD được tháo ra thay ngàm EF chẳng hạn.
Các ngàm ống kính thông dụng:
Canon: Khi gắn vào máy ảnh, canh dấu chấm tròn đỏ hoặc hình vuông trắng tại vị trí dấu trên máy ảnh, xoay ngược chiều kim đồng hồ khoảng 60° khi phát ra tiếng 'tách' là Ok.
Ngàm FD là ngàm cho dòng máy ảnh SLR 35mm được Canon sản xuất từ năm 1971 với dịp ra mắt chiếc Canon F-1. Dòng ngàm này được sử dụng cho các máy ảnh SLR ống kính rời cho đến năm 1987 Canon ra mắt dòng máy EOS Canon với ngàm mới là EF. Về sau, Canon có sản xuất chiếc T60 năm 1990 và ngưng hẳn ngàm FD vào năm 1992 với chiếc Canon New F-1. Rất nhiều ống kính ngàm FD rất chất lượng, nổi tiếng một thời với máy Canon AE-1. Nay rất nhiều ống kính ngàm FD được anh em gắn ngàm hoặc chế ngàm chuyển để dùng cho các máy ảnh số khác nhau.
Ngàm EF (Electro-Focus): Ngàm ống kính Canon được chuẩn hóa từ năm 1987 cho các dòng DSLR. Có dấu chấm đỏ tròn trên ngàm. Ngàm EF-S (Electro-Focus Short back focus): Ngàm ống kính Canon mới ra đời từ năm 2003 khi họ giới thiệu chiếc máy EOS 300D. Ngàm này có khoảng distance flange ngắn hơn hệ ống kính EF, gần với cảm biến ảnh hơn, có dấu hình vuông trắng trên ngàm.
Ngàm EF-M: Ngàm dành cho hệ thống máy ảnh không gương lật có thể hoán đổi ống kính của Canon có cảm biến APS-C (mirroless interchangeable-lens cameras - MILCs), ra đời năm 2012. Dòng máy này cũng có thể sử dụng các ống kính ngàm EF và EF-S qua ngàm chuyển đổi EF-EOS M.
Nikon:
Ngàm F: Ngàm có đường kính đuôi lớn, có 3 chấu, ra đời năm 1959, gắn được trên tất cả máy ảnh SLR Nikon (dạng máy ảnh phản chiếu ống kính đơn từ film đến số). Ngàm này được Nikon chia làm 2 nhóm:
Nhóm DX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 1.5x Nhóm FX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến full-frame (film35mm)
Ngàm 1 - 1-mount: Ngàm được Nikon phát triển cho định dạng mới của họ từ năm 2011, cho dòng máy có cảm biến CX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 2.7x.
Các ống kính tiêu biểu của ngàm máy ảnh CX này như: 1 Nikon 10-30mm f/3.5-5.6, 1 Nikon VR 30-110mm f/3.8-5.6, 1 Nikon 10mm f/2.8 và 1 Nikon VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-zoom... Nikon có ngàm chuyển đổi FT1 để máy ảnh cảm biến CX này dùng hệ thống ống kính ngàm F của họ.
Sony:
Máy ảnh số hoán đổi ống kính thuộc dòng Alpha của Sony hiện được sản xuất theo 2 nhóm, mỗi nhóm dùng ngàm ống kính và kiểu ống kính khác nhau:
Ngàm A: Ngàm sử dụng các ống kính cho hệ máy ảnh DSLR Alpha. Dấu hiệu màu cam đỏ với một vòng tròn màu cam đỏ đánh dấu trên máy ảnh dùng ngàm A. Với ống kính, hãng cũng phân biệt bằng mã ống kính, ví dụ ghi là SAL50M28 thì chữ A cho biết ống kính thuộc ngàm A. Ngàm E: Ngàm sử dụng các ống kính từ khi Sony sản xuất dòng máy ảnh Nex (3,5,7...) với chuẩn ngàm mới của họ là ngàm E. Dòng máy ảnh E-mount hoàn toàn không dùng gương lật, có thể hoán đổi ống kính. Mặc dù có đặc điểm nhỏ gọn đáng kể và dễ dàng mang theo, máy ảnh E-mount vẫn có khả năng cho kết quả hình ảnh không thua kém máy ảnh A-mount. Ký hiệu dòng máy sử dụng ngàm E có dấu chấm trắng, mã ống kính có chữ E, ví dụ SEL16F28.
Fujifilm:
Ngàm X: Ngàm dành cho dòng máy ảnh không gương lật hoán đổi ống kính của Fuji. Rất nhiều nhà sản xuất làm ống kính ngàm này, như Fujinon (Fujifilm, XF và XC), Carl Zeiss AG (ống kính Touit), Samyang... Ngoài ra có rất nhiều ngàm chuyển đổi được các hãng thứ ba làm để sử dụng các dòng ống kính khác hãng như Canon, Nikon, Minolta, Contax/Yashica, Konica...
Pentax:
Ngàm M42: Là ngàm sử dụng răng xoáy cho dòng máy ảnh SLR 35mm được Pentax sử dụng cho hệ máy ảnh chụp phim từ đầu của họ. Ngàm này được hãng Carl Zeiss giới thiệu lần đầu vào năm 1938, sau đó có nhiều hãng làm như Helios của Nga mà nay nhiều anh em còn dùng vì hiệu ứng xoáy bong bóng của chúng. Ngàm K: Ra đời từ 1975, khi Pentax giới thiệu dòng máy K-series. Ngàm này có ngàm đuôi lớn hơn để thiết kế các ống kính có khẩu độ lớn, vẫn giữ nguyên khoảng cách từ ngàm ống kính đến bề mặt phim như dòng M42, nhưng thay vòng răng xoáy bằng chấu 3 chân tháo lắp dễ dàng đơn giản hơn. Gắn vào máy ảnh bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ một vòng 70°.
Ngàm M: Là ngàm hệ ống kính chỉ có thể lấy nét bằng tay, có kích thước nhỏ hơn ngàm K. Ngàm KF: Là ngàm được hãng Pentax tích hợp hệ thống mô-tơ lấy nét, pin trên ống kính vào năm 1981, hình dáng rất thô. Đây là nỗ lực đầu tiên của Pentax trong việc làm hệ thống lấy nét tự động, sử dụng cảm biến trong thân máy và mô-tơ trên ống kính, tiếp xúc qua 5 chấu tiếp xúc điện. Trong thực tế có một máy ảnh sử dụng kết nối này là Pentax ME F với ống kính SMC Pentax-AF 35-70 f/2.8 và được coi là thất bại. Ngàm KA: Ra đời 1983, bắt nguồn từ ngàm KA, thay thế hoàn toàn hệ thống lấy nét AF với mô-tơ của ngàm KF bằng vòng MF chỉ lấy nét tay, nhưng được tích hợp bộ nhận biết khẩu độ và có ký hiệu A - auto aperture, ra đời năm 2 năm sau ngàm KF. Ống kính ngàm này cho phép thiết lập khẩu độ tự động, ưu tiên tốc độ màn trập. Ống kính được ký hiệu là SMC Pentax-A. Ngàm KAF: Đây là nỗ lực cải tiến hệ thống lấy nét tự động lần 2 của Pentax. Cùng với việc Pentax thêm hệ thống hỗ trợ lấy nét trên thân máy, ngàm KAF trang bị hệ thống lấy nét tự động AF, nhưng tân tiến hơn hẳn hệ thống cũ trên ngàm KF. Ngàm KAF2: Là ngàm được nâng cấp từ dòng ngàm KAF với hệ thống mô-tơ lấy nét siêu âm, tăng tốc độ lấy nét giảm tiếng ồn của cơ khí khi xoay lấy nét.
Ngàm KAF2 của Pentax MZ-3
Ngàm R-K: là phiên bản biến thể từ ngàm K của Ricoh, tương tự như ngàm KA về công nghệ nhưng đơn giản hơn ngàm KA. Ngàm này sử dụng trên dòng ống Rikenon P Sigma:
Ngàm SA: là ngàm ống kính dùng cho hệ máy ảnh SLR của hãng này được bắt đầu vào năm 1992 với chiếc SA-300. Nhắc lại một chút, vào năm 1976 Sigma Mark-I sử dụng ngàm M42 răng xoáy, năm 1983 sử dụng ngàm K của Pentax là hai ngàm tiền thân của ngàm SA hiện nay. Các dòng máy dùng film của Sigma có thể kể như: SA-300/QD (1992), SA-300N/SA (1994), SA-5/QD (1997), SA-7 (2001), SA-9 (2001), SA-7N/AD (2002)... Nhiều người đã sử dụng ngàm chuyển đổi để dùng các ngàm ống kính của Nikon, Contax Carl Zeiss, Minolta MD, Canon FL, Canon FD với máy ảnh Sigma ngàm SA. Các máy ảnh số của Sigma ít được dùng, nhưng sử dụng cảm biến Foveon X3 tái tạo màu 3 lớp rất tốt, có thể kể như SD9 (2002), SD10 (2003), SD14 (2007), SD 15 (2010), dòng lớn hơn như SD1 (2011), SD1 Merill (2012)... hay như dòng mới được giới thiệu vừa rồi SD Quattro và Quatto H cũng sử dụng ngàm SA. Olympus:
Hệ thống máy ảnh OM viết tắt O - Olympus và M - Maitani, là dòng máy ảnh SLR 35mm của Olympus được giới thiệu từ 1972. Sản phẩm đầu tiên của họ là M-1 và sau phải đổi thành OM-1 vì trùng với Leica M và từ đó Olympus phát triển thành dòng OM. Sau đó là OM-2, OM-3, OM-10, OM-20, OM-30, OM-40... OM-2000 vào năm 2002. Hệ thống máy OM của Olympus dùng hệ ống kính thương hiệu Zuiko. Có vòng chỉnh khẩu độ ở vòng trước ống kính, có nút xem trước DOF trên ống kính không nằm trên thân máy như một số hãng khác.
Hệ thống máy ảnh MFT (Micro Fout Thirds): được Olympus và Panasonic phát triển từ 2008 với máy ảnh không gương lật đầu tiên, được quen gọi là dòng máy 4/3. Hệ thống ống kính cho dòng MFT là loại ngàm đuôi chấu 3 chân gắn vào thân máy có khoảng cách từ ngàm đến bề mặt cảm biến nhỏ hơn 20mm. Các ngàm chuyển đổi để sử dụng cho hệ máy MFT của Olympus có thể dùng các dòng ống kính Leica Screw, Contax G, C, PL, Canon, Nikon, Pentax.
Leica: Ngàm M được giới thiệu lần đầu năm 1954 với chiếc Leica M3 huyền thoại. Ngàm M được sử dụng trên tất cả các dòng Leica M chụp phim và số.
Contax & Yashica: Là hai ngàm ống kính dạng chấu 3 chân được giới thiệu vào năm 1975 với chiếc Contax RTS và Yashica FX-1. Dòng Yashica có hệ ống kính rất tốt có ký tự nhận diện 'ML' và 'MC' (multi-coating) dành cho dòng máy SLR, và các dòng ống Zeiss AE có T* cho dòng máy SLR Contax. Các ống kính có thể hoán đổi cho hai dòng máy với ký hiệu ống kính mà hiện nay anh em hay dùng ngàm chuyển chơi là ngàm C/Y. Về sau qua một chặng lịch sử mua bán của nhiều hãng với nhau, Contax phát triển dòng Contax N bởi Kyocera ngàm ống AF được gọi là ngàm N.
Còn một số ngàm ống kính khác nữa, nhưng ít thông dụng. Đây là bảng phân biệt loại đuôi ngàm sau ống kính và khoảng cách mà hãng sản xuất tính toán từ ngàm đến bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh để lấy nét chính xác nhất từ khoảng cách gần nhất có thể đến vô cực. Khi sử dụng ngàm chuyển đổi, cần tham khảo để chọn ngàm phù hợp. Nếu mua ngàm chuyển đổi của các hãng lớn, họ cung cấp thông tin này để đối chiếu.