Bên cạnh 2 chiếc máy ảnh mirrorless full frame Z6 và Z7 cùng 3 ống kính ngàm Z hoàn toàn mới, Nikon cũng giới thiệu ngàm chuyển ống kính FTZ. Đây là giải pháp của Nikon đối với vấn đề ống kính của hai máy ảnh mới và khả năng tái sử dụng nguồn ống kính có sẵn của hãng.
Ngàm chuyển FTZ về cơ bản là ngàm chuyển cho các ống kính ngàm F cho Nikon SLR/DSLR sang ngàm Z trên máy ảnh Nikon mirrorless full frame.
Ngàm chuyển FTZ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm và giúp người dùng khai phá được hết tất cả tiềm năng của ngàm Z, cũng như hữu dụng cho việc tận dụng nguồn tài nguyên ống kính có sẵn rất lớn của Nikon với khả năng tương thích đến hơn 90 ống kính (hỗ trợ cả tính năng lấy nét tự động và phơi sáng tự động nếu có) và tương thích cơ bản với khoảng 360 ống kính ngàm F hiện hành (có thể không hỗ trợ lấy nét tự động và phơi sáng tự động).
Ngàm chuyển Nikon FTZ (Ảnh: bhphotovideo)
Các ống kính tương thích
Cụ thể, các ống kính tương thích với ngàm chuyển FTZ được liệt kê trong bảng sau:
Loại ống kính |
Lấy nét tự động | Kính ngắm điện tử để lấy nét thủ công | Lấy nét thủ công | Đo sáng? | VR | Các chế độ phơi sáng |
AF‑P, AF‑S, AF‑I Các ống kính hiện đại được ra mắt năm 1994 |
Có | Có | Có | Có | Có | P, S, A, M |
AF‑D “D” và “G” dạng screw-focus được ra mắt năm 1992 |
Không | Có | Có | Có | Có | P, S, A, M |
AF Lấy nét tự động dạng screw nguyên bản được ra mắt năm 1986 |
Không | Không | Có | Có | Có | P, S, A, M |
AI‑P Lấy nét thủ công với giao tiếp CPU. Gồm các ống kính PC‑E, trừ ống kính PC-E 85mm đầu tiên (ở cuối bảng) – ống này chỉ làm việc với phơi sáng thủ công. |
Không | Không | Có | Có | Có | P, S, A, M |
AI, AI‑s, Dòng E Lấy nét thủ công được ra mắt năm 1977 |
Không | Không | Có | Có | Có | A, M |
Ngàm F Các ống kính lấy nét thủ công Pre-AI năm 1959. Các ống này có hoặc không có vấn đề về xung đột cơ học, do đó hãy cẩn thận khi gắn ống với máy ảnh lần đầu. Các ống kính có khả năng không tương thích sẽ được liệt kê bên dưới. |
Không | Không | Có | Có | Có | A, M |
PC Micro 85mm f/2.8D |
Không | Không | Có | Có | Có | Chỉ phơi sáng thủ công |
Đồng thời, khả năng tương thích của các loại ống kính trên trên hai chiếc máy ảnh mirrorless full frame mới nhất Z6 và Z7:
Máy ảnh | Ống kính mắt cá tràn |
Pre-AI |
AI Converted |
AI, AI-s |
AF, AF‑D (screw) và AI-P |
AF‑S, AF‑I |
VR** |
AF‑P |
Z7 |
OK* A, M |
OK* A, M |
OK* A, M |
OK A, M |
Không có AF còn lại đều OK P, S, A, M |
OK P, S, A, M |
VR OK |
OK P, S, A, M |
Z6 |
OK* A, M |
OK* A, M |
OK A, M |
OK A, M |
Không có AF còn lại đều OK P, S, A, M |
OK P, S, A, M |
VR OK |
OK P, S, A, M |
*Các ống kính Pre-AI (trước 1977) có hoặc không có vấn đề về xung đột cơ học. Hãy thật cẩn thận nếu bạn thử gắn các ống này lần đầu.
**VR là một tính năng độc lập. Tất cả các ống kính VR sẽ có một trong hai chế độ lấy nét tự động dạng screw truyền thống (screw-type AF) hoặc lấy nét tự động AF-S, mà bạn có thể thấy được khả năng của chế độ còn lại trong cột của bảng.
Các ống kính có khả năng không tương thích
Theo Nikon, những chiếc ống kính có tuổi đời 50 năm này có thể có các vấn đề về xung độ cơ học và không thể gắn được. Về cơ bản, nếu các ống này có thể sử dụng bình thường, thì bạn sẽ vẫn dùng được các tính năng VR, đo sáng, các chế độ phơi sáng tự động và thủ công.
– Các ống kính ngàm F (Non-AI). Những ống nào gắn được thì đã liệt kê trong bảng phía trên.
– IX-NIKKOR
– Ống chuyển tele TC-16A AF
– Các ống kính yêu cầu bộ lấy nét AU-1 (400mm f/4.5, 600mm f/5.6, 800mm f/8, 1200mm f/11)
– Ống kính mắt cá (6mm f/5.6, 7.5mm f/5.6, 8mm f/8, OP 10mm f/5.6)
– 2.1cm f/4
– Vòng mở rộng K2
– 180-600mm f/8 ED (số serial 174041-174180)
– 360-1200mm f/11 ED (số serial 174031-174127)
– 200-600mm f/9.5 (số serial 280001-300490)
– Các ống kính lấy nét tự động cho F3AF (AF 80mm f/2.8, AF 200mm f/3.5 ED, ống chuyển tele TC-16 AF)
– PC 28mm f/4 (số serial từ 180900 trở về trước)
– PC 35mm f/2.8 (số serial 851001-906200)
– PC 35mm f/3.5 (loại cũ)
– Reflex 1000mm f/6.3 (loại cũ)
– Các ống kính NIKKOR-H Auto 2.8cm f/3.5 (28mm f/3.5) với số serial dưới 362000
– Các ống kính NIKKOR-S Auto 3.5cm f/2.8 (35mm f/2.8) với số serial dưới 928000
– NIKKOR-S Auto 5cm f/2 (50mm f/2)
– Các ống kính NIKKOR-Q Auto 13.5cm f/3.5 (135mm f/3.5) với số zerial dưới 753000
– Micro-NIKKOR 5.5cm f/3.5
– Medical-NIKKOR Auto 200mm f/5.6
– Auto NIKKOR Telephoto-Zoom 85-250mm f/4-4.5
– Auto NIKKOR Telephoto-Zoom 200-600mm f/9.5-10.5
Thông số kỹ thuật của ngàm chuyển Nikon FTZ:
– Kích thước: Đường kính 70mm (chưa tính các chi tiết lồi)
– Trọng lượng: 4.8 oz. (135g)
– Sản phẩm đi kèm: 1 nắp đậy body ngàm F BF-1B, 1 nắp đậy mặt sau ngàm Z LF-N1
– Giá bán: khoảng $250
Ngàm chuyển FTZ còn được bán ra như một phần của bộ kit của Z6 và Z7. Cụ thể sẽ có phiên bản Z7/Z6 kèm kit ngàm chuyển FTZ và phiên bản Z7/Z6 kèm kit ống kính 24-70mm f/4 và ngàm chuyển FTZ.
Mặc dù không có cảm thụ vòng khẩu độ, dòng ngàm Z đo phơi sáng ngay sau khi ống kính lấy nét thủ công bất kỳ stop down đến khẩu độ của nó ngay trước khi chụp. Hệ thống phơi sáng này thậm chí còn chính xác hơn nhiều, bởi nó loại bỏ mọi độ thiếu chính xác khi màn chắn stop down, còn tốt hơn bất kỳ mẫu DSLR nào.
Ngàm chuyển FTZ tự động mở và đóng màn chắn của ống kính, kể cả trên các ống kính lấy nét thủ công đời cũ (một điểm mà ngay cả ngàm chuyển Sony cũng không làm được).
Tính năng lấy nét tự động, VR và phơi sáng làm việc xuất sắc trên mọi ống kính hiện đại. Lý do là vì các ống đời mới có động cơ lấy nét tự động có sẵn (AF-I, AF-S và AF-P).
Một lời khuyên chân thành nếu bạn chuẩn bị sắm mirrorless và ống kính Nikon: nhớ sắm ngàm chuyển FTZ. Nên nhớ một điều là cả Sony và Fuji đều phải mất đến 5 năm có lẻ mới lọc ra được các ống kính phù hợp nhất cho máy ảnh mirrorless của họ; dĩ nhiên là Nikon cũng sắp sửa có thể tốn một khoảng thời gian tương tự. Chính vì vậy, việc sắm ngàm chuyển FTZ là rất cần thiết – cho bạn nhiều lựa chọn ống kính để thỏa thích sử dụng phù hợp với body máy, và đủ để lấp đầy khoảng thời gian chờ đợi Nikon hoàn thiện và có chỗ đứng vững vàng hơn với dòng sản phẩm Z.
Theo Ken Rockwell