Động từ được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết của Tiếng Việt. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn động từ là gì và chức năng của nó trong câu để cải thiện khả năng giao tiếp, viết lách của mình thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Hơn thế nữa, các ví dụ và bài tập sẽ giúp bạn củng cố kiến thức về từ loại này!
1. Khái niệm động từ là gì, cụm động từ là gì?
Động từ là từ loại được sử dụng để diễn tả trạng thái hoặc hoạt động của sự vật, hiện tượng, con người. Ví dụ như: Chạy, nhảy, bơi, đi, đứng…
Cụm động từ được ghép bởi động từ và tính từ hoặc trạng từ hoặc danh từ. Như vậy, động từ chính sẽ được nhấn mạnh ý nghĩa hơn nhờ tính từ, trạng từ, danh từ đi kèm.
Ví dụ:
Cụm động từ kết hợp trạng từ: Đi nhanh, nói nhỏ, chạy chậm.
Cụm động từ kết hợp danh từ: Làm việc, đá bóng, ăn bánh, học bài.
Cụm động từ kết hợp tính từ: Nói chuyện vui, làm việc hiệu quả, ăn uống thả ga.
2. Chức năng của động từ là gì?
Nói chung cả động từ và cụm động từ đều đảm nhận chức năng giống nhau, như là:
2.1. Diễn tả hành động
Chức năng cơ bản nhất của động từ chính là diễn tả hành động nào đó. Ví dụ như: Anh ấy thức dậy sớm để đi học.
2.2. Chức vụ vị ngữ
Trong câu, động từ thường xuyên đóng vai trò làm vị ngữ, xác định hành động mà chủ ngữ thực hiện. Ví dụ: Chiếc lá bay theo gió.
2.3. Chức vụ chủ ngữ và trạng ngữ
Một số trường hợp, động từ cũng được sử dụng làm chủ ngữ với mục đích nhấn mạnh.
Ví dụ: Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, động từ cũng được dùng như một trạng ngữ nhằm diễn tả tần suất, cách thức, mức độ.
Ví dụ: Để làm bài kiểm tra đạt điểm cao, anh ấy đã học hành rất chăm chỉ.
Xem thêm: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Những ví dụ chi tiết về danh từ3. Phân loại động từ như thế nào?
Tiếng Việt phân loại động từ thành 2 loại gồm: Động từ chỉ trạng thái, động từ chỉ hoạt động. Ngoài ra, động từ còn được phân loại theo vai trò với hai loại: Nội động từ, ngoại động từ.
- Động từ chỉ hoạt động
Loại từ được sử dụng nhằm diễn tả hoạt động, hành động của người, sự vật, hiện tượng. Thông thường, đây là những từ diễn đạt về hành động, sự chuyển động và trả lời cho câu hỏi “làm gì”.
Ví dụ: Đi bộ, hát hò, đạp xe.
- Động từ chỉ trạng thái
Loại từ được sử dụng để diễn tả cảm xúc, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng. Từ được dùng để làm đáp án cho câu hỏi “làm sao”.
Ví dụ: Cục đá đang tan chảy.
- Nội động từ
Từ được dùng để chỉ về người có hành động đó. Thường trong câu sẽ sử dụng thêm quan hệ từ để bổ nghĩa.
Ví dụ: Cô ấy đạp xe tới đón tôi.
- Ngoại động từ
Loại từ này được dùng để chỉ về người, sự vật khác chứ không phải chủ ngữ.
Ví dụ: Bất cứ ai cũng quý mến anh ta.
4. Một số lưu ý khi sử dụng động từ
Các động từ thường được kết hợp với các loại từ khác như: Danh từ, tính từ, trạng từ… Mục đích là để câu văn đủ nghĩa, tính biểu cảm cao. Tuy nhiên, có một vài từ mà chỉ kết hợp được với động từ chỉ hoạt động.
Ngoài ra, nó không thể kết hợp với động từ chỉ trạng thái. Ví dụ như từ “xong”, chúng ta chỉ dùng “ăn xong, học xong” chứ không ai dùng “buồn xong, vui xong”.
Thêm nữa, có một vài trường hợp nội động từ được dùng như động từ chỉ trạng thái. Một số động từ chỉ trạng thái được dùng như tính từ. Ví dụ: Anh ấy là một người rất vui vẻ.
Xem thêm: Động từ là gì? Cho một số ví dụ về động từ dễ hiểu nhất5. Bài tập ví dụ về động từ để dễ hiểu hơn
Các bài tập về động từ sẽ giúp bạn hiểu hơn ý nghĩa và cách sử dụng từ loại này hiệu quả nhất.
5.1. Bài tập chọn động từ đúng
- Hôm nay, Nam đã … (đi/ăn) học sớm.
Đáp án: Đi
- Chị Lan rất hay … (hát/đọc) sách trước khi ngủ.
Đáp án: Đọc.
- Cô giáo đang… (giảng/viết) môn Lịch Sử.
Đáp án: Giảng
- Chúng em … (đi bộ/đi xem) phim với nhau.
Đáp án: Đi xem.
5.2. Sử dụng động từ làm chủ ngữ
Viết lại câu sau thành câu mới sao cho động từ được dùng làm chủ ngữ:
Tôi chơi thể thao rất đam mê => Chơi thể thao là đam mê của tôi.
Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi ngủ nướng => Ngủ nướng sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
Tôi giải tỏa căng thẳng bằng cách đọc sách => Đọc sách là cách để tôi giải tỏa căng thẳng.
5.3. Tìm động từ trong đoạn văn
Hãy gạch chân vào động từ có mặt trong đoạn văn sau:
Mỗi sớm mai, em dậy thật sớm. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt và tập thể dục. Em vào ăn bữa sáng mà mẹ đã chuẩn bị. Sau đó, em tự đạp xe tới trường. Ở trường, em tập trung nghe cô giảng bài. Em rất thích học tiết Ngữ Văn.
Đáp án: dậy, đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, ăn, chuẩn bị, đạp xe, nghe, giảng bài, học.
5.4. Kết hợp với phó từ
Bạn hãy kết hợp phó từ với động từ để tạo thành cụm động từ:
Hát: hay, dở, tạm được. Ví dụ: Hát hay, hát tạm được.
Đi: Nhanh, chậm, từ từ, dạo, chơi…Ví dụ: Đi chậm, đi từ từ.
Làm: cẩn thận, cẩu thả. Ví dụ: Làm cẩn thận, làm cẩu thả.
Nói: nhỏ nhẹ, to. Ví dụ: Nói nhỏ nhẹ, nói lí nhí, nói to…
Như vậy, bài chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ động từ là gì? Cùng với đó, các ví dụ minh họa dễ hiểu sẽ giúp bạn nắm được vai trò, cách sử dụng động từ đúng cách, hiệu quả.