Trong những hệ thống máy chủ mới của Netflix là những chip CPU Epyc thế hệ thứ 2, kiến trúc Rome, phiên bản 7502P 32 nhân 64 luồng, 128MB bộ nhớ đệm L3, TDP 180W. Một khía cạnh khiến AMD Epyc có hiệu năng hơn hẳn so với những CPU máy chủ của Intel là 128 lane PCIe Gen 4, tạo ra băng thông I/O khoảng 250 GB/s, băng thông mạng 2 Tbps. Một con chip này có mức giá vào khoảng 4..300 USD. Những phần cứng khác của mỗi cụm máy chủ Netflix còn có 2 cụm switch mạng Mellanox ConnectX-6 Dx, tốc độ 100 GbE, và mỗi cụm server được trang bị 18 chiếc SSD WD SN720 NVMe, mỗi chiếc có bộ nhớ 2TB, tổng cộng mỗi node có bộ nhớ 36 TB.
Netflix cho biết, với việc sử dụng bộ nhớ truy cập không đồng nhất (NUMA), cụ thể hơn là config 4-NUMA, họ có thể đạt được băng thông khoảng 280 Gbps. Để tăng thêm băng thông, dữ liệu vào ra CPU còn có thể tải bớt sang NIC (Network Interface Card) để đạt tốc độ 380 Gbps trong quá trình truyền dữ liệu video mã hóa TLS. Cũng với giải pháp này, tối ưu CPU ở mức khoảng 50%, tiết kiệm điện hơn.
So với những giải pháp của Intel và Ampere, Netflix cho rằng máy chủ trang bị CPU AMD Epyc là giải pháp phù hợp nhất với họ khi sản phẩm của hai thương hiệu trên có những vấn đề liên quan tới kết nối PCIe, và không tạo ra băng thông bộ nhớ cao như CPU của AMD. Netflix so sánh AMD Epyc 7502P với Ampere Q80-30 (80 nhân CPU ARM Neoverse, 256GB DDR4-3200, 128 lane PCIe Gen 4) và Intel Ice Lake 8532V (32 nhân, 256 GB DDR3-3200, 64 lane PCIe Gen 4). Băng thông của máy chủ trang bị CPU Ampere là 320 Gbps, còn của Intel chỉ là 230 Gbps.
Dự kiến, Netflix sẽ đưa vào sử dụng hệ thống máy chủ với băng thông 800 Gbps trong tương lai, dự kiến phiên bản thử nghiệm sẽ được đưa vào vận hành ngay trong năm nay, và những kết quả nghiên cứu của họ có thể sẽ được công bố tại sự kiện EuroBSD vào năm tới. Cụm máy chủ siêu tốc này hoàn toàn có thể sẽ sử dụng CPU Epyc dựa trên kiến trúc Milan hoặc Genoa của AMD.
Theo WCCFTech
cpucấu hìnhservernetflixmáy chủdịch vụ trực tuyếnamd epycbăng thông dữ liệutruyền tải video