Sau đột phá ở các dòng máy A9 và A7R III, Sony đã tiếp tục cho ra đời thế hệ thứ ba của dòng A7, sony A7 marIII. Với mức giá 2000 đô la, Sony A7 III là một model có giá dễ chấp nhận, sở hữa bộ cảm biến BSI CMOS full-frame 24,2 Megapixel. Mặc dù chưa được giống hoàn toàn như các thiết kế trên A9, xong một số công nghệ tiên tiến đã được hãng chọn lọc và đưa xuống A7III. Ví dụ: Máy có thể chụp điện tử tốc độ 10 hình/giây, hệ thống AF mới, với 425 điểm lấy nét tương phản, và 693 điểm lấy nét theo pha, độ phủ điểm lấy nét là 93% diện tích bề mặt khung hình. Không chỉ nhiều điểm lấy nét hơn, Sony cho biết tốc độ lấy nét của A7III nhanh gấp đôi so với người tiền nhiệm A7II. bên cạnh đó, A7III cũng được trang bị chế độ lock-on AF và Eye AF như trên chiếc A9.
Dù không có được cảm biến lớn hơn A9( 24,2 megapixel) nhưng thiết kế lại được mang từ mẫu A7RIII khiến cho máy cải tiến hơn rất nhiều về tốc độ xử lý. Khả năng quay video cũng được nâng cấp ở A7III lên 4K. Vì vậy không ngạc nhiên khi A7III tăng thêm một khe cắm thẻ nhớ và sử dụng pin Z loại lớn hơn (gấp đôi A7II). Màn hình 3inch cũng được tích hợp cảm ứng đa điểm.
Hiệu suất:
Sony A7III đạt được điểm số cảm biến Dxomark tổng thể là 96 điểm và đứng trong top 5 bộ cảm biến tốt nhất của Sony mà chúng tôi thử nghiệm, ngay sau chiếc compact Sony Cyber-shot DSC-RX 1RII và Sony A7R II. Kết thúc ở vị trí thứ tư xong bộ cảm biến trên A7III đã vượt xa chiếc A9 cao cấp với 92 điểm.
A7III mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất ở iso 50, đạt được độ sâu của màu lên đến 25 bit và có dải màu rộng 14.7EV. Các phếp đo cho kết quả rất tốt, nổi bật nhất là khả năng làm việc ở môi trường ánh sáng thấp, ở mức iso 3730 A7III vẫn cho một kết quả chấp nhận được. Các tiêu chuẩn về nhạy sáng ISO được đo đạc nghiêm ngặt về màu sắc (ít nhất đủ 18bit, phạm vi hoạt động tối thiểu là 9 EV và tỉ số tín hiệu độ nhiễu,SNR là 30 decibel). Những so sánh này được thực hiện trên các file RAW chưa được xử lý.
Chất lượng hình ảnh:
Sony giới thiệu 3 mẫu A7 cho các mục đích cụ thể khác nhau: A7RIII với 42 MP được định hướng về phong cảnh và nhiếp ảnh thương mại, hoặc các thể loại ảnh đòi hỏi độ phân giải cao, trong khi A7S II với 12 MP có một số tính năng video tiên tiến, thu hút phân khúc người dùng chủ yếu làm việc trong môi trường ánh sáng yếu. Với bộ cảm biến 24MP, A7III rơi vào phân khúc chung chung, ở giữa hai mẫu này, có chất lượng hình ảnh gần như A9.
Điểm số về dải màu rộng là EV 14.7 là nhỏ hơn 1,4 EV so với A7SII và tương đương với A7RIII. điều đó đã làm A7III trở thành lựa chọn khá hấp dẫn cho nhiều người sử dụng. Điểm số về ISO (độ nhạy sáng) cũng ấn tượng, ISO lên đến 3730 vẫn cho ảnh chất lượng tốt vượt xa A7 thế hệ đầu cũng như thế hệ A7II.
A7III bị giảm một vài điểm trong bảng xếp hạng cảm biến tong nội dung ảnh chân dung (màu). Độ sâu màu trên A7RIII là 25 bit, ở A7SII là 23,6 bit. Nhưng tất cả sẽ hoạt động cùng dải màu khi làm việc với độ nhạy sáng ISO 3200. Dù điểm số giảm xong đó là một sự khác biệt không lớn giữa ba dòng này.
A7 III có vẻ như cùng phân khúc thị trường với các dòng D850 ( Nikon) và 5D markIV (Canon). Trong đó dải màu của A7III gần ngang bằng với D850, và vượt xa 5D markIV. Với thể loại ảnh thể thao (ánh sáng yếu, tốc độ cao) sony đang thực sự là một đối thủ đáng gờm, nó tốt hơn cả Nikon D850 và Canon 5DmIV.
Chân Dung (độ sâu, dải màu):
Nikon D850 có chỉ số ISO thấp nhất của bất kì máy ảnh đo nào (ISO 44) đạt được chỉ số màu cao nhất. Dù là đối thủ trực tiếp cảu A7RIII, nhưng D850 có độ sâu màu lên đến 26,4 bit, chênh không qua cao so với Sony A7III và Canon 5D mIV. nikon cho màu sắc tốt hơn, sắc nét hơn, nhưng sẽ không quá rõ ràng trong môi trường ánh sáng phức tạp.
Khi độ nhạy sáng tăng, độ nhạy màu sẽ giảm chậm. ở khoảng ISO 800 , Nikon D850 với Sony A7III cho kết quả tương đối giống nhau, Eos 5D mark IV hơi tụt lại một chú. Trên thực tế khác biệt chưa nhiều trong điều kiện môi trường thực.
Phong cảnh (dải rộng cảm biến)
Như mong đợi, cảm biến trên Nikon D850 có một dải màu ấn tượng 15 EV, ở Sony là 14.81 với 14.65 EV. Bộ cảm biến của Canon cũng làm việc tốt với 13.6 EV, Cơ sở đo này thực hiện ở trường hợp ISO thấp nhất. Và ở ISO 200, dải rộng cảm biến Canon chỉ ít hơn 0,3 EV. Nếu tăng ISO lên mức 800 hay 1600 thì không có nhiều thay đổi. Nếu tăng tiếp tục ISO lên đến 51200 sẽ có một số khác biệt nhỏ. Ở đó Dxomark đánh giá Sony có vẻ tốt hơn trong môi trường ánh sáng yếu.
Thể thao (độ nhạy sang-ISO thấp)
Độ nhiễu của ảnh luôn ở mức thấp từ dòng máy A7 đầu tiên, và bây giờ A7 III vẫn được kế thừa điều đó. Biểu đồ SNR 18% cho thấy kết quả nhiễu cao hơn ở D850 nếu ở mức ISO thấp nhất, xong ở mức 32 dB tại ISO 3200 thì độ nhiễu của A7 III thực sự tốt, chỉ bằng 1/2 so với D850, bằng 1/4 so với 5D mark IV. Tất cả các so sánh đều cho kết quả tốt, nhưng trong tiêu chuẩn ảnh thể thao( với ánh sáng thấp), cảm biến A7 III không chỉ duy trì dẫn đầu mà còn có mức nhiễu thấp nhất mà chúng ta từng thấy trong cảm biến 35.
Kết luận:
Cảm biến A7 luôn cân bằng giữa độ phân giải và độ nhạy sáng. Xong ở thế hệ mới A7 mark III cho ta thêm hiệu suất mới về cảm biến ánh sáng thấp. A7 mark III vượt xa A7S II và gần đạt được như dòng cao cấp A7R III. Với giá khoảng 2000 đô la, sẽ khó có đối thủ cạnh tranh với A7 mark III về chất lượng trong tầm giá.( hiệu năng cao, giá thành rẻ).
Nguồn: https://www.dxomark.com