Razer vừa ra mắt chiếc điện thoại Razer Phone với màn hình có 'tốc độ làm tươi' lên đến 120 Hz. Liệu đây sẽ là tương lai của ngành công nghiệp hay chỉ là mánh lới quảng cáo?
Theo Androidauthority, khi chúng ta nói về tương lai của màn hình di động, phần lớn tập trung vào việc tiếp tục chuyển đổi sang OLED để phù hợp với thiết kế không viền hay thậm chí cong của màn hình các thiết bị. Tuy nhiên, cũng có một xu hướng khác ít được đề cập hơn: những màn hình với tỷ lệ làm tươi (làm mới: refresh rates) ngày càng cao hơn để hỗ trợ cho các nội dung hiển thị (đặc biệt là các hiệu ứng hoạt hình, game).
Tất nhiên, năm nay Galaxy S8 và LG G6 đã hỗ trợ một số định dạng HDR và 60 Hz là con số đủ để các UI hoạt động mượt mà, chơi game và phát lại video tốc độ cao. Một số thiết bị trên thị trường tỏ ra vượt trội hơn ở thông số này. Nhiều dòng điện thoại của Sharp có màn hình 120 Hz, trong đó thiết bị mới nhất của họ là Aquos R ngoài màn hình có tốc độ làm tươi 120 Hz còn hỗ trợ độ phân giải QHD, HDR10 và chạy chip Snapdragon 835 (Tỷ lệ làm mới hay làm tươi màn hình là tốc độ mà màn hình cập nhật hình ảnh mỗi giây).
Đầu năm nay, Apple hòa theo xu hướng này khi giới thiệu iPad Pro mới nhất với màn hình ProMotion 120Hz mà theo công ty sẽ không bị hiện tượng giật, lag khi phóng to hình hay cuộn văn bản. Tỷ lệ làm tươi màn hình cao cũng là điều Razer hướng đến khi giới thiệu chiếc smartphone đầu tay của mình. Ở đây công ty đã sử dụng một bảng điều khiển IGZO với công nghệ Ultra Motion, phiên bản dành cho các thiết bị di động của G-Sync (công nghệ mà Nvidia dành cho màn hình desktop). Công nghệ này sẽ giúp đồng bộ hóa hiệu suất GPU với tốc độ làm tươi màn hình, cho phép nó thay đổi từ 10 đến 120 Hz để đáp ứng các hiệu ứng của ứng dụng hay trò chơi đang hoạt động.
Chắc chắn rằng 120Hz có thể làm cho chuyển động trông mượt mà hơn - bạn chỉ cần hỏi bất kỳ ai có màn hình PC 120 hoặc 144 Hz sẽ rõ - và không gian tương tác di động này cũng phụ thuộc vào việc có một phần tử cảm ứng nhanh, chính xác được nhúng trong màn hình của bạn. Câu hỏi lớn là, liệu bước nhảy này có ý nghĩa nhiều đối với smartphone hay không?
Ngay cả khi nhảy từ màn hình 60 Hz lên 120 Hz mà bạn chỉ đơn giản là vào và thoát ứng dụng hay vuốt quanh giao diện người dùng thì không thể nào cảm nhận hết sự khác biệt. Độ trễ 17ms đã đủ lớn để thực hiện điều này và một số ứng dụng không chạy ở tốc độ 60 khung hình/giây. Tuy nhiên, nhanh hơn cũng đồng nghĩa với có tiềm năng tốt hơn. Và khi nói về tương lai, chúng ta phải xét đến các ứng dụng tăng cường thực tế và thực tế ảo – với những lĩnh vực này, việc sử dụng màn hình có tốc độ làm tươi nhanh có nhiều ý nghĩa.
Tăng tỷ lệ làm mới lên 90Hz trở lên sẽ không giúp ích gì cho các ứng dụng đang chạy dưới tốc độ 60 khung hình/giây, thậm chí nó có thể gây ra sự cố trên cả iOS và Android. Cần lưu ý rằng tốc độ khung hình 120Hz đã được phần cứng Android hỗ trợ trong một thời gian với series Snapdragon 8XX, Kirin 960 mới nhất của HiSilicon và một loạt các SoC MediaTek từ Helio X10.
Thay vào đó, hầu hết các thiết bị và ứng dụng đều bị khóa với tốc độ làm tươi 60Hz để đảm bảo hiệu suất nhất quán và tránh bị 'rách hình' (screen tearing), ngay cả khi màn hình hiển thị có thể có tỷ lệ làm tươi cao hơn con số này nhiều. Điều này đã được chứng minh khi người ta phát hiện ra rằng tấm nền điện thoại Samsung[/b] sử dụng trong Oculus Rift DK2 chạy ở tốc độ 75Hz, so với các tấm nền tương tự chạy ở tần số 60Hz trên điện thoại thông minh. Trở lại Razer Phone, công ty đang làm việc với một số nhà phát triển game để tận dụng tốc độ làm tươi hoàn toàn, vì vậy ngay cả với một điện thoại 120 Hz, chúng ta cũng chưa thể hi vọng tất cả các ứng dụng đều hỗ trợ nó.
Để giải quyết vấn đề về hiệu năng, chúng ta có các công nghệ làm tươi có khả năng thích nghi, chẳng hạn như trong Razer Phone, hiệu suất chính xác của GPU phù hợp với tốc độ làm tươi của màn hình. Điều này sẽ giúp loại bỏ hiện tượng 'rách ảnh' và tiết kiệm điện năng hơn (vì tốc độ làm tươi được điều chỉnh cho chậm lại) khi xem các video tốc độ thấp hơn hoặc chạy các ứng dụng ít chuyên sâu. Công nghệ này đã có sẵn trong một số bảng điều khiển nhờ những ý tưởng như G-Sync của Nvidia và nền tảng mở DisplayPort Adaptive-Sync. Snapdragon 835 của Qualcomm giới thiệu phiên bản riêng gọi là Q-Sync, nó hoạt động trên cùng một nguyên tắc. Công nghệ làm mới tương thích cũng là một trong những điểm được Apple giới thiệu trên những chiếc iPad mới của họ trong năm nay.
Như đã đề cập, xu hướng màn hình với tốc độ làm tươi cao chủ yếu được thúc đẩy bởi công nghệ thực tế ảo (VR). Tốc độ làm tươi nhanh hơn có thể giúp ích trong cuộc chiến chống lại độ trễ thấp hơn - miễn là phần cứng xử lý đủ nhanh.
Trong khi Oculus Rift và HTC[/b] Vive có tốc độ làm tươi màn hình 90 Hz thì Gear VR bị mắc kẹt trên 60Hz và Google Daydream thay đổi tùy thuộc vào thiết bị kết nối, nhưng có lẽ là bị khóa đến 60Hz cho hầu hết các thiết bị cầm tay.
Một tỷ lệ làm tươi màn hình cao hơn không phải là một phương pháp để khắc phục tất cả nhược điểm trong trải nghiệm nội dung VR. Tóm lại, bạn cần phải có khả năng tạo ra một tốc độ khung hình cao đồng nhất và xử lý dữ liệu cảm biến một cách nhanh chóng. Tỷ lệ làm tươi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm nội dung VR, AR cao cấp. Không chỉ vậy, nhưng tốc độ làm tươi thích ứng có thể giúp tiết kiệm năng lượng khi hiển thị hình ảnh tĩnh hoặc video có tốc độ khung hình thấp.
Nói cách khác, tốc độ làm tươi màn hình cao đang trở thành một xu thế trong làng di động. Nó càng có ý nghĩa hơn với các trải nghiệm VR, AR cho người dùng. Tuy nhiên, để thật sự trở nên hữu ích, các nội dung, ứng dụng phải được thiết lập ở mức làm tươi nhanh hơn (ví dụ từ 90Hz đến 120Hz). Nếu không, việc bản sở hữu một chiếc điện thoại có tốc độ làm tươi màn hình 120Hz cũng trở nên vô nghĩa.
Bạch Đằng