Camera kép đang trở thành một “trào lưu” chung cho hầu hết các mẫu smartphone được ra mắt trên thị trường thời gian qua. Camera kép có mặt từ các dòng máy cao cấp, đến cận cao cấp và cả trung cấp.
Xem thêm: Samsung Galaxy Note8: Lựa chọn giải trí tuyệt vời trong phân khúc cao cấp
Camera, một yếu tố quan trong trên smartphone nói chung, đã được rất nhiều nhà sản xuất để ý và tập trung nghiên cứu, phát triển từ rất lâu. Ngay từ thời “khai thiên lập địa” ra những mẫu smartphone đầu tiên, người ta đã nghĩ cách để đưa hệ thống “ghi hình” lên điện thoại.
Từ những cảm biến ảnh chỉ vài mega pixel, đến vài chục mega pixel, sau đó camera phone bắt đầu được phát triển mạnh mẽ tích hợp một loạt các hệ thống lấy nét, bắt nét, hệ thống chụp thông mình, nâng cấp ống kính và khẩu độ, tất cả chỉ nhằm mục đích mang đến cho người dùng những bức ảnh đẹp trong mọi điều kiện ánh sáng.

Ở thời điểm hiện tại, khi mà cuộc cạnh tranh về mega pixel hay công nghệ lấy nét không còn được quan tâm nhiều nữa, thì các nhà sản xuất lại đua nhau ngiên cứu và phát triển camera kép, như một cách để phô diễn công nghệ cũng như thu hút khách hàng.
Phải thừa nhận rằng, camera kép trên smartphone dù mới chỉ được áp dụng khoảng hơn một năm trở lại đây, nhưng những gì mà nó mang lại cho người dùng là rất đáng kể. Ảnh chụp không đơn thuần là sáng hơn, chi tiết cao hơn mà còn tạo được nhiều hiệu ứng chuyên nghiệp không thua kém gì những dòng máy ảnh chuyên dụng.
Các xu hướng phát triển camera kép hiện nay trên smarrphone
Được gọi chung là camera kép, nhưng mỗi hãng có một cách tùy biến và xây dựng camera kép riêng, để có được những công dụng khác nhau. Có thể kể đến 3 xu hướng phát triển camera phổ biến hiện nay như sau:
2 Ống kính trong đó một ống tele và một ống góc tiêu chuẩn
2 Ống kính trong đó một ống góc rộng và một ống góc tiêu chuẩn
2 Ống kính trong đó một ống kính chứa cảm biến đơn sắc và một ống kính chứa cảm biến màu
Camera kép: Ống kính tiêu chuẩn + ống kính tele
Đây là xu hướng phát triển camera kép phổ biến nhất thời điểm hiển tại, có thể xem Apple là người bắt đầu cho xu hướng này, với sản phẩm Apple iPhone 7 Plus. Về cấu tạo phần cứng, camera kép sẽ bao gồm một ống kính tiêu cự 28nm (góc tiêu chuẩn) và một ống kính tiêu cự 50-52mm (ống kính tele), hai ống kính này có thể sẽ đi kèm với hai cảm biến ảnh cùng thông số hoặc lệch thông số. Thường thi ống kính tiêu chuẩn sẽ có thông số cảm biến lớn hơn ống kính tele.

Nhiệm vụ của ống kính tele là mang đến khả năng zoom quang học, không làm mất chất lượng ảnh như trước đây chúng ta hay zoom điện tử. Và ống tele với tiêu cự 50-52mm cũng sẽ được tích hợp thêm khả năng xóa phông để giúp việc chụp ảnh chân dung đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Một bức ảnh chụp xóa phông từ Galaxy Note 8
Như đã đề cập Apple là hãng đầu tiên mở ra xu hướng này và tất nhiên có thể xem hãng như một trong những nhà sản xuất thành công với cách làm camera của mình. Tuy nhiên, các smartphone của Apple khi chụp camera kép xóa phông trong điều kiện thiếu sáng gặp vấn đề ảnh bị tối và giảm chất lượng.

Các hãng sản xuất smartphone Android đặc biệt là Samsung đã khắc phục được nhược điểm trên với Galaxy Note 8, máy có thể xóa phông trong điều kiện thiếu sáng rất dễ dàng. Đó là dòng cao cấp, Samsung cũng đã thành công với việc tích hợp camera kép lên Samsung Galaxy J7 Plus, một smartphone trung cấp, hứa hẹn sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt cho các sản phẩm tầm trung khác.
Camera kép: Ống kính góc tiêu chuẩn và ống kính góc rộng
Khác với xu hướng đầu tiên, ở xu hướng này các nhà sản xuất tập trung mở rộng góc chụp với camera thứ 2, mục đích là để người dùng có thể chụp được nhiều chi tiết, nhiều người hơn, tận dụng được lợi thế góc rộng để mang đến những bức ảnh đẹp. Thông thường sẽ áp dụng cho việc chụp phong cảnh hoặc bối cảnh có rất nhiều người.

Khác với xu hướng chụp ống kính tele, xóa phông,.. thì ở xu hướng này cơ chế hoạt động của máy ảnh khá đơn giản, chỉ việc điều chỉnh qua lại giữa hai góc chụp sao cho phù hợp. Về mức độ phổ biến thì cách làm camera kép này không được nhiều nhà sản xuất hưởng ứng. Hiện tại thì LG đang là hãng trung thành với việc tích hợp ống kính góc rộng lên smartphone, cùng hàng loạt mẫu smartphone 2 camera (góc rộng) như LG G6, LG V20, LG G30, LG G6,…

Camera kép: Ống kính chứa cảm biến đơn sắc + ống kính chưa cảm biến màu
Đây là xu hướng phát triển camera kép thứ 3 và là dạng phổ biến cuối cùng, không thay đổi tiêu cự hay góc chụp, mà camera kép trong trường hợp này sẽ được chia ra làm hai loại cảm biến, một bên là cảm biến màu và một bên là cảm biến đơn sắc (Chỉ chụp ra ảnh trắng và đen). Lý giải cho việc này, khi chụp ảnh trắng đen thì tốc độ chụp và xử lý ảnh của hệ thống sẽ nhanh hơn bởi độ phức tạp về màu sắc không nhiều, cũng vì thế mà chi tiết ảnh cao hơn, bức ảnh chụp trắng đen sẽ tự động ghép với ảnh màu để cho ra một tác phẩm cuối cùng có chất lượng ảnh cao nhất.

Nghe qua cơ chế hoạt động thì rất rườm rà nhưng trên thực tế mọi thao tác chỉ gói gọn trong một lần nhấn chụp. Ngoài ra, một số hãng sản xuất còn đưa thêm chế độ xóa phông lên cụm camera kép này, để cho người dùng thêm lựa chọn chụp ảnh chuyên nghiệp hơn, nhưng về chất lượng xóa phông thì khó có thể so sánh với camera kép (ống tele).
Huawei có lẽ là nhà sản xuất đầu tiên áp dụng cách làm camera kép này lên smartphone, mẫu sản phẩm thành công nhất là Huawei P9, một camera phone đạt chất lượng kiểm định từ Leicar và được thị trường châu Âu đón nhận nồng nhiệt.
Tạm kết:
Đó là 3 xu hướng phát triển camera kép được nhiều nhà sản xuất lựa chọn trong thời gian qua. Dù là xu hướng nào đi chăng nữa thì người dùng vẫn là đối tượng được lợi nhất trong công cuộc phát triển camera này. Sẽ còn nhiều hơn những chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh ấn tượng như Note 8, Galaxy J7 Plus,… để chúng ta thoải mái lựa chọn mẫu mã phù hợp với sở thích, nhu cầu cá nhân.
BN