Corythoraptor jacobsi, giống khủng long có mào và lông vũ.
Gà tây khổng lồ là loài vật to lớn, có cánh nhưng không biết bay thường sinh sống tại vùng Đông Nam nước Australia và New Guinea trong khi giống khủng long mới được tìm thấy tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Tuy xa cách địa lý nhưng cả hai loài vật đều có điểm tương đồng, đó là chiếc mào cứng mọc trên hộp sọ.
Bên cạnh mào khổng lồ, loài khủng long có cổ dài hơn chi trước và gần bằng chân sau. Các chuyên gia cho rằng đó là loài có lông vũ và không thể bay được. Mẫu vật tìm thấy thuộc về một cá thể vị thành niên, khoảng 8 tuổi tại thời điểm chết.
Những con khủng long sống ở kỷ Cretaceous và tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm khi một thiên thạch lớn đã quét đi hầu hết sự sống trên trái đất. Mẫu vật được bảo quản tương đối nguyên vẹn với phần hộp sọ không bị sứt mẻ.
Loài gà tây khổng lồ và chiếc mào cứng sinh sống tại châu Úc.
Phần mào của con vật (tên khoa học Corythoraptor jacobsi), được cho là có chức năng tương tự như loài gà tây khổng lồ bao gồm phân biệt giữa các cá thể, chức năng giao tiếp và quan trọng nhất là thể hiện sức khỏe cũng như độ hấp dẫn trong mùa giao phối. Chiếc mào không có chức năng dùng để chiến đấu với kẻ thù hay con mồi do chúng mỏng manh và thiếu độ nguy hiểm.
Gà tây khổng lồ là một trong số những loài chim nặng nhất còn sống trên trái đất, sau đà điểu. Mào của chúng thực chất là một hộp xương rỗng bao phủ bởi lớp keratin. Cấu trúc bên trong sừng tê giác cũng tương tự với loài gà tây.
Khám phá trên đã làm phong phú thêm những loài khủng long phát hiện tại vùng Cám Châu, Trung Quốc. Khu vực này được biết đến với những hóa thạch khủng long bị chết do mắc kẹt dưới bùn, trong số đó có các loài mọc lông vũ.
Hoàng Phương
Theo Đời sống & Pháp lý