Xem lại: Cộng đồng mạng phản ứng ra sao sau khi Bphone 2017 ra mắt?
1. Tạo bất ngờ
Tại CES (Consumer Electronics Show – Triển lãm điện tử tiêu dùng) 2015, Bphone xuất hiện đầy bất ngờ trong bộ khung khôm được vít chặt bốn cạnh. Một chiếc điện thoại thương hiệu Việt xuất hiện tại một sự kiện công nghệ tầm cỡ thế giới, đó là yếu tố đủ sức thu hút sự quan tâm của bất kỳ người Việt nào.
2. Tạo nghi vấn
Tiếp nối Bphone đời đầu, cách BKAV giới thiệu sự xuất hiện của Bphone 2 cũng khá đặc biệt. Chỉ bằng câu nói “Hai tháng nữa sẽ quyết định số phận của Bphone” cách đây gần đúng hai tháng, công ty nổi tiếng về phần mềm diệt virus đã gợi lên nhiều tò mò.
Người ủng hộ sẽ muốn biết rằng, liệu BKAV có gượng dậy được sau thất bại, trong khi kẻ dè bỉu sẽ chờ đợi BKAV chính thức tuyên bố kết thúc dự án smartphone.
3. Đưa tin nhỏ giọt
[/i]Quy trình sản xuất Bphone 2017Giữa nghi vấn và tò mò, BKAV từng bước rò rỉ những thông tin quan trọng về tính năng, nhà phân phối hay quy trình sản xuất. Cộng thêm sức hút của một sản phẩm thương hiệu Việt, do người Việt phát triển, chủ đề thảo luận về Bphone có thời điểm còn “hot” hơn cả Samsung Galaxy S6 – flagship ra mắt cùng năm với Bphone đời đầu.
4. Tổ chức sự kiện ra mắt hoành tráng
Đây là một giải pháp tốn kém (lên đến hàng tỷ đồng), nhưng BKAV đã dùng số tiền ấy khá hiệu quả. Hãng thể hiện sự trau chuốt ngay từ tấm thiệp mời được thiết kế bắt mắt. Thậm chí, khi nhận thiệp mời tham dự lễ ra mắt Bphone 2017, bạn phải nhúng nó xuống nước thì mới thấy được thông tin về sự kiện, rất độc đáo !
Hơn 2000 vị khách được mời đến Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia trong cả hai lần ra mắt Bphone, mọi khuôn viên trong trung tâm được trang trí lộng lẫy sau nhiều tháng chuẩn bị, màn chiếu khổng lồ có giá tính bằng tiền tỷ... Tất cả thể hiện sự nghiêm túc của BKAV trong nỗ lực đưa hình ảnh Bphone đến gần hơn với công chúng.
5. Tự tung hô
“Nhất thế giới” – đó là cụm từ liên tục được các lãnh đạo của BKAV nhắc lại khi giới thiệu về các tính năng của sản phẩm ở lễ ra mắt Bphone 2015.
Tuy nhiên, kế sách này sẽ luôn gây ra dư luận trái chiều. Người ủng hộ BKAV dám tự tin đương đầu với những “gã khổng lồ”, người chê bai và đặt hẳn cho ông Nguyễn Tử Quảng – CEO của hãng biệt danh Quảng “nổ”.
6. Tạo scandal
Những chiêu trò thường thấy của giới showbiz để tạo sức hút (dường như) đã được BKAV áp dụng. Nếu như Bphone 2015 làm dấy lên nghi án BKAV đạo hình ảnh để minh họa tính năng trên camera thì Bphone 2017 cũng bị đặt dấu hỏi về việc hãng sử dụng video của người khác trái phép, hay những bức xúc về clip minh họa tốc độ 4G mà trên màn hình hiện lên biểu tượng... Wi-Fi.
Tuy nhiên, có thể phần này do BKAV đã nhờ bên thứ ba thực kiện trong dự án nên bị sai sót trong kiểm duyệt, chứ không phải lỗi chủ ý của họ.
Lời tố cáo BKAV sử dụng video không xin phép chủ sở hữuScandal dịch ra tiếng Việt nghĩa là vụ bê bối, mà bê bối thì thường có hại.
7. Những câu nói tạo dấu ấn
Một thời gian dài, giới trẻ thi nhau tạo nên những bức ảnh chế từ câu trả lời rất “vu vơ” của ca sĩ Sơn Tùng MTP khi anh này được hỏi về hình xăm trên mặt - “Mình thích thì mình vẽ lên thôi”.
Hai năm trước Nguyễn Tử Quảng và các cộng sự cũng đã có những phát ngôn “để đời” như “Thật là tuyệt vời”, “Thật không thể tin nổi”. Còn năm nay, giới công nghệ hẳn sẽ có rất nhiều chủ đề bàn tán xung quanh câu nói “Chúng tôi gọi đây là chất”.
Lời kết
Bphone 2015 đã thất bại hoàn toàn. Khả năng thành công của Bphone 2017 là một dấu hỏi lớn, khi nó vẫn còn tồn động nhiều hạn chế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng BKAV đã làm truyền thông khá tốt, dù họ không hẳn đã tạo ra luồng dư luận tích cực ở mọi khía cạnh.
Bphone 2017 có thật sự chất?Đó cũng là bài học cho các doanh nghiệp khác, thậm chí là chính những người dùng như chúng ta. Vì biết đâu đấy, rồi các bạn cũng sẽ khởi nghiệp, và cần đến chiến lược truyền thông để quảng bá cho sản phẩm của mình.
Bạn đánh giá thế nào về kế hoạch truyền thông cho các thế hệ Bphone của BKAV? Cùng chia sẻ quan điểm ở bên dưới nhé.
Biên tập bởi Tech Funny