[/b]
Ưu điểm:
Dung lượng pin lớn 5.000 mAh
Màn hình chống lóa, chống mỏi mắt
Thiết kế nguyên khối cứng cáp, nam tính
Máy gọn nhẹ so với các thiết bị cùng dung lượng pin
Camera lấy nét nhanh trong điều kiện đủ sáng
Nhược điểm
Hiệu năng chưa tốt
Giao diện không đẹp
Thiếu các phần mềm, tính năng thông minh
Được ra mắt ở Trung Quốc vào năm ngoái nhưng đến nay chiếc Philips Xenium V787 mới có mặt tại Việt Nam. Ngoài viên pin khủng thì chiếc smartphone này cũng khá ấn tượng với thiết kế kim loại nguyên khối khá đẹp mắt. Máy còn sở hữu màn hình Full HD với công nghệ SoftBlue đặc biệt giúp chống mỏi mắt, camera 13 MP theo nhà sản xuất thì tốc độ lấy nét chỉ 0,2 giây. Tuy nhiên con chip MediaTek MT6753 lại không được đánh giá cao, trải nghiệm thực tế Philips Xenium V787 có hiệu năng khá khiêm tốn, đặc biệt với các game nặng như Asphalt 8 hay N.O.V.A 3.
Thiết kế: Cứng cáp, nam tính
Mặc dù dung lượng pin lên tới 5.000 mAh nhưng Philips Xenium V787 không quá nặng nề như ZenFone Max hay Lenovo Vibe P1. Máy khá gọn gàng, được làm từ khung kim loại nguyên khối cho cảm giác đằm tay, mặt lưng được làm nhám cho cảm giác cầm khá thích tay. Hai cạnh bên cũng được bo cong giúp cầm lâu không có cảm giác cấn tay hay khó chịu.
Điểm nhấn trên chiếc smartphone này là các đường diamond cut, tuy không còn mới những cũng khá đẹp mắt. Nhìn chung thiết kế của Xenium V787 mang chút hoài cổ chứ không trẻ trung hiện đại như phần lớn smarphone hiện nay.
Ở mặt sau máy còn có hai phần nắp nhựa có thể tháo rời. Ở trên dùng để thay SIM, thẻ nhớ, còn phần dưới mình không rõ có tác dụng gì ngoài dùng để tháo các ốc vít để bung máy. Hai phần nhựa này cũng được hoàn thiện khá tốt, không quá lệch tông so với phần kim loại.
Tuy nhiên đến mặt trước thì mình hơi hụt hẫng, vì xung quanh màn hình có một viền nhựa lồi nhẹ lên. Viền nhựa này sẽ giúp bảo vệ phần mặt kính nhưng khi tương tác không được thoải mái.
Ở cạnh phải, Xenium V787 có thêm một nút gạt dùng để bật chế độ tiết kiệm pin. Với viên pin 5.000 mAh nếu sử dụng chế độ này có lẽ sẽ rất ấn tượng về thời gian dùng.
Màn hình: Độ sáng tốt, ít mỏi mắt
Đúng như những gì Philips giới thiệu, Xenium V787 được trang bị công nghệ màn hình lọc ánh sáng xanh giúp người dùng đỡ mỏi mắt hơn. Sau khi sử dụng khoảng 2 giờ liên tục vào buổi tối mình cảm thấy tính năng này có tác dụng khá tốt, mắt không bị mỏi. Khi tăng độ sáng của màn hình lên khá cao, mình vẫn không có cảm giác chói mắt khó chịu giống như khi sử dụng đa số thiết bị di động khác.
Hiển thị dưới trời nắng khá tốtTheo Philips thì hãng đã trang bị cho sản phẩm của mình công nghệ SoftBlue ngăn các bước sóng ngắn có hại cho mắt đến 86%. Trong khi công nghệ Night Shift của Apple hay các hãng khác chỉ ngăn được từ 30 - 70%.
Xem thêm: Tính năng Night Shift trên iOS có thực sự giúp bạn ngủ dễ dàng hơn?
Độ sáng của màn hình cũng rất tốt, có thể nhìn rõ nội dung hiển thị dưới trời nắng. Về độ chi tiết thì không có gì để nói khi mà máy được trang bị độ phân giải Full HD với kích thước 5 inch. Về màu sắc, màn hình của Xenium V787 hơi ám vàng một chút nhưng chỉ có thể nhận biết được khi hiển thị màu trắng và để bên một thiết bị khác không bị ám màu. Có lẽ việc ám vàng cũng phần nào giúp sử dụng lâu không mỏi mắt. Nhưng nếu không thích, hoặc muốn màu sắc sặc sỡ hơn thì bạn cũng có thể tùy chỉnh theo ý thích trong phần cài đặt hiển thị.
Khả năng chống chói ấn tượngPhần mềm: Ít tùy biến, thiếu tính năng thông minh
Giao diện Philips new UI được tùy biến trên nền Android 5.1 Lollipop khá đơn giản, không có cửa sổ ứng dụng, không nhiều ứng dụng mặc định. Thiếu vắng các tính năng thông minh. Các icon được tùy biến theo mình khá xấu, thiếu nét hiện đại, trực quan sinh động.
Phần màn hình khóa cũng làm mình khó chịu khi sử dụng, thay vì vuốt lên để mở máy thì mặc định trên Xenium V787 là mở camera. Phần vuốt xuống để mở màn hình cũng chỉ có một chút phía dưới rất khó chịu. Trong khi phần lớn diện tích màn hình dùng để chứa các ứng dụng khác như lịch, pin... khi vuốt vào các ô này sẽ truy cập trực tiếp vào ứng dụng, tuy nhiên các ứng dụng này lại không thay đổi được. Thanh thông báo, cài đặt nhanh cũng không truy cập được tại màn hình khóa như đa số các thiết bị Android khác.
Nhìn chung ngoài khả năng tùy biến màu sắc màn hình hiểu thị thì Philips Xenium V787 không còn tính năng nào đáng chú ý.
Philips Xenium V787 có thể tùy chỉnh màn hình theo thói quen sử dụngHiệu năng: Trải nghiệm không như mong đợi
Được trang bị con chip MediaTek MT6753 cùng RAM 2 GB, không phải là quá yếu. Điểm hiệu năng Philips Xenium V787 ghi được cũng ở mức đủ dùng nhưng không hiểu sao khi chơi các game nặng như N.O.V.A 3 hay Asphalt 8 bị giật lag liên tục. Khi để mức đồ họa của Asphalt 8 xuống mức low mới cải thiện được hiện tượng giật lag. Trong khi đó có rất nhiều thiết bị khác có điểm hiệu năng đo bằng AnTuTu hay Geekbench 3 thấp hơn rất nhiều nhưng vẫn có thể chiến hai game này khá mượt mà.
[/b]Dưới đây là video trải nghiệm game trên Philips Xenium V787:
[/i]Còn với các tác vụ nhẹ nhành như lướt web, xem phim, chơi các game không yêu cầu đồ họa cao thì máy vẫn đáp ứng tốt. Tuy nhiên theo mình biết thì sản phẩm này thuộc phân khúc tầm trung có giá khoảng gần 6 triệu đồng, không chơi được các game nặng là một thiếu sót vô cùng lớn. Mình không rõ do chiếc Xenium V787 mình trải nghiệm bị lỗi hay do máy quá yếu vì hầu hết các thiết bị sử dụng chip MT6753 mình được trải nghiệm đều không tệ như vậy. Hơn nữa giao diện của máy cũng khá nhẹ nhàng, không nhiều tính năng nên theo mình cũng không tốn tài nguyên của máy như trên các thiết bị Samsung.
Camera: Lấy nét nhanh nhưng chất lượng không tốt
Theo Philips thì chiếc Xenium V787 có khả năng lấy nét trong 0.2 giây với công nghệ Phase Detection Auto Focus, điều này mình không kiểm chứng được nhưng theo cảm nhận thì máy bắt nét cực nhanh. Chỉ cần cầm máy lên và chụp, nếu đủ sáng thì hiện tượng out nét hầu như không xảy ra.
Tuy nhiên chất lượng hình ảnh lại là chuyện khác, nếu chụp trong điều kiện đủ sáng và ánh sáng không phức tạp thì chất lượng ở mức khá. Còn nếu thiếu sáng hoặc chênh sáng thì chất lượng khá tệ, ảnh bị bệt màu, thiếu chi tiết và noise khá nặng. Dưới đây là một số hình ảnh chụp từ camera của máy:
Ảnh chụp thiếu sáng dễ bị out nét, noise khá nặngNgoài ra máy còn có một tính năng khá hay là chụp nhiều góc cạnh của một chủ thể vừa và nhỏ, khi ấn nút chụp và lia máy, tương tự như chụp panorama sẽ được một tấm ảnh có thể kéo qua lại để xem các góc nhìn khác nhau. File này chỉ có thể xem trên thiết bị và có dung lượng hơn 10 MB, các bạn có thể xem ảnh chụp màn hình bên dưới để dễ liên tưởng hơn.
Ảnh chụp bằng chế độ panorama trên máy cũng có thể kéo qua kéo lại để xem như hình dưới:
Còn camera trước, góc selfie khá rộng có thể 'tự sướng' theo nhóm. Tuy nhiên độ ảo của camera trước lại không cao, có lẽ sẽ cần thêm một app bên thứ ba để 'sống ảo' tốt hơn:
Pin: Không quá ấn tượng với con số 5.000 mAh
Trước đây mình đã từng được trải nghiệm và đánh giá chiếc ZenFone Max cũng có dung lượng pin khủng 5.000 mAh và rất ấn tượng với chiếc máy này. Tuy nhiên chiếc Xenium V787 lại không được như vậy. Không rõ do con chip hay màn hình hay do các kết nối tiêu hao nhiều năng lượng mà thời gian onscreen sau hai ngày mình sử dụng mình kiểm tra chỉ hơn 6 giờ.
Các tác vụ mình thực hiện chủ yếu là nghe nhạc, lướt web bằng wifi và 3G. Bài đánh giá pin chi tiết mình sẽ gửi đến các bạn trong thời gian tới, dưới đây là mức tiêu hao năng lượng trong một số tác vụ mình thử nghiệm. Độ sáng và âm lượng luôn ở mức 50%:
[/b]Kết luận
Nếu thích thiết kế hoài cổ một chút, cứng cáp nam tính thì Philips Xenium V787 có thể sẽ tạo được ấn tượng với bạn. Nhưng nếu muốn một thiết bị trẻ trung năng động hay sang trọng thì đây không phải thiết bị bạn đang tìm. Ưu điểm mà mình đánh giá cao nhất trên chiếc smartphone pin khủng này lại không phải là viên pin mà là màn hình chống chói hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên phần mềm và hiệu năng là hai yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng thì Xenium V787 chưa làm cho mình hài lòng. Nằm ở phân khúc khoảng gần 6 triệu đồng lại không phải là một thương hiệu nổi tiếng, theo mình Philips khó mà gây ấn tượng được như những gì Asus đã làm với ZenFone Max.