Phần lớn người dùng smartphone hiện nay vẫn chưa đánh giá được hết tầm quan trọng của việc bảo mật các thiết bị cá nhân. Và sau đây là 7 sai lầm bạn thường mắc phải.
1. Để điện thoại hớ hênh
Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại tùy tiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể là ở quán nước vỉa hè hoặc ngay trên đường đi và đó là cơ hội tốt cho những kẻ trộm cắp. Khi mất máy, bạn không chỉ thiệt hại về mặt tiền của mà thông tin cá nhân còn bị các đối tượng khai thác để trục lợi. Bởi vậy, hãy sử dụng thiết bị của bạn một cách cẩn thận, một giây chủ quan có thể khiến bạn phải hối hận cả đời.
2. Không khóa màn hình bằng mật khẩu
Đây là một thao tác đơn giản nhưng sẽ giúp cho thiết bị của bạn được an toàn khi rơi vào tay của những kẻ gian. Điện thoại Android hay iPhone đều hỗ trợ chế độ mật khẩu, có thể bằng số hoặc hình vẽ. Một số smartphone đời mới còn có công nghệ cảm biến vân tay và quét võng mạc giúp tăng khả năng bảo mật hơn nhiều so với phương thức truyền thống.
3. Không kích hoạt tính năng tìm thiết bị từ xa
Để hỗ trợ người dùng tìm lại thiết bị khi bị mất, các nhà sản xuất đã mang tới giải pháp tuyệt vời là Find My iPhone trên iOS hoặc Android Device Manager trên các máy Android. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện điều này một cách nghiêm túc. Và thì sau khi mất máy họ mới nhận ra tầm quan trọng của tính năng này.
4. Không cài phần mềm diệt virus
Người dùng smartphone thường không quan tâm đến việc cài đặt phần mềm diệt virus bởi họ nghĩ rằng hệ điều hành Android/iOS đều miễn nhiễm với mã độc. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã đúng. Bạn vẫn cần một công cụ đủ mạnh để hỗ trợ thiết bị tranh các cuộc tấn công của tin tặc, đặc biệt đối với điện thoại Android. Trong khi đó, người dùng iPhone cần chú ý đến các bản cập nhật iOS và lỗ hổng.
5. Sử dụng Wi-Fi chùa
Việc sử dụng wifi chùa sẽ mang đến nhiều hiểm họa hơn bạn tưởng. Bởi hệ thống như vậy dễ bị người khác kiểm soát, thậm chí đưa ra các dạng giả lập nhằm đánh cấp thông tin người dùng. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, bạn nên hạn chế truy cập vào wifi free không rõ nguồn gốc, và nhớ là đừng truy cập vào các dịch vụ quan trọng như hệ thống giao dịch ngân hàng.
6. Click vào đường link chứa mã độc
Lợi dụng sự cả tin của người dùng Internet, nhiều tin tặc tiến hành khai thác thông tin dưới dạng các đoạn mã độc được phát hành tràn làn trên mạng. Nhiều người dùng cả tin sẽ click vào đó và mã độc sẽ lây nhiễm lên điện thoại, từ đó tiến hành thu thập dữ liệu và cài thêm các phần mềm khác.
7. Bỏ qua các bản nâng cấp của điện thoại
Ngoài việc cập nhật một vài tính năng mới, các bản cập nhật còn vá các lỗi tồn tại trong phiên bản trước nhằm mang đến một hệ sinh thái an toàn hơn cho người dùng. Và sự chậm chạp trong việc cập nhật có thể khiến thiết bị của bạn trở thành miếng mồi béo bở cho các hacker. Do đó, bạn nên có thói quen nâng cấp hệ điều hành khi có phiên bản mới nhất.
Ho Huyn
Nguồn: Zing News